Bệnh nhân bị gai cột sống nên ăn gì để đẩy nhanh quá trình hồi phục
Nhiều người mang tâm lý chủ quan nghĩ rằng bệnh gai cột sống thì chẳng phải kiêng gì cả chỉ cần điều trị là khỏi. Nhưng bạn không hề biết rằng chế độ dinh dưỡng cũng góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh này. Bị gai cột sống nên ăn gì để có thể hỗ trợ việc chữa bệnh và bổ sung các dưỡng chất có ích cho xương là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.
Nội dung bài viết
1. Biểu hiện bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống còn được biết đến là bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh không chỉ diễn ra ở đối tượng người cao tuổi mà đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh gai cột sống thường không có dấu hiệu rõ ràng, đơn thuần chỉ là những cơn đau kéo dài và không có các biểu hiện khác kèm theo. Chúng ta cần lưu ý các biểu hiện khác thường kéo dài để nhanh chóng điều trị bệnh kịp thời.
2. Bị gai cột sống nên ăn gì để mau chóng hồi phục?
Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh như dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì việc ăn uống được xem là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh gai cột sống.
Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi
Có rất nhiều người hay quan niệm rằng, đã bị gai cột sống thì tốt nhất là kiêng ăn những thực phẩm giàu canxi. Nhưng đây là quan niệm sai lầm, bởi lẽ khi cơ thể hấp thụ canxi thì chỉ có 10% được hấp thụ còn 90% là bị thải ra đường tiêu hóa. Bên cạnh đó thì trong máu lượng canxi được kiểm soát vô cùng chặt chẽ, không dễ tăng hay giảm quá mức.
Điều đó đã chứng minh rằng, việc bổ sung những thực phẩm chứa canxi hoàn toàn không ảnh hưởng khiến cho gai mọc nhiều hơn. Mặt khác, canxi còn là nguyên tố chính cấu thành nên xương, theo các nghiên cứu thì cơ thể con người cần phải hấp thụ khoảng 1200mg canxi mỗi ngày. Những thực phẩm có chứa nhiều Canxi như sữa hay những sản phẩm làm từ sữa chính là nguồn thực phẩm rất giàu canxi.
Bên cạnh việc ăn gì trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bệnh cần bổ sung thêm những loại rau xanh, những loại thủy sản như tôm cua và những loại cá nhỏ có thể ăn cả xương, chính là cách để cung cấp một lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Luyện tập thể dục thể thao
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì một lối sống lành mạnh cũng đóng góp vào việc phòng ngừa bệnh. Do đó, việc thường xuyên vận động cũng có tác dụng làm tăng sự hấp thụ của canxi, giúp cho xương luôn chắc khỏe. Hãy đi ra bên ngoài vì ánh nắng sẽ giúp cho việc tổng hợp vitamin D – một loại vitamin giúp hấp thụ và tăng cường quá trình chuyển hóa canxi vào trong cơ thể.
Bổ sung các loại vitamin
Người bệnh gai cột sống nên ăn nhiều các chất dinh dưỡng như: Vitamin D, vitamin C, vitamin K,beta-carotene. Các vitamin này sẽ hỗ trợ trong việc hạn chế sự phát triển của gai xương. Các chất dinh dưỡng như vitamin E, niacinamide, axit béo và omega-3 lại có tác dụng giảm đau và sưng.
- Vitamin D có nhiều trong bơ thực vật, ngũ cốc dinh dưỡng, dầu cá, trứng cá, sữa,…
- Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như là: cam, chanh, xoài, quýt, bưởi,…
- Vitamin K có nhiều trong các thực phẩm: rau lá xanh, phomai, trứng,…
- Beta – carotene có nhiều trong các thực phẩm có màu cam, vàng, đỏ như là: cà rốt, đu đủ, bí đỏ,…
- Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm: rau lá xanh, đậu hủ, các loại hạt, hạt mầm, trái bơ, dầu thực vật, bông cải xanh,…
- Axit béo omega 3 có nhiều trong các loại thực phẩm: hạt lanh, hạt óc chó, cá hồi, rau bina,…
Các thực phẩm hỗ trợ điều trị gai cột sống
Chúng ta cần đặc biệt lưu ý rằng: Những thuốc để điều trị gai cột sống thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày vì thế cần phải ăn no trước khi dùng thuốc. Trong trường hợp bệnh nặng, thì người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ gai.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với các bệnh nhân mắc bệnh gai cột sống là vô cùng cần thiết. Không chỉ những người mắc bệnh gai cột sống mới cần thực hiện chế độ dinh dưỡng trên mà những người khỏe mạnh, không mắc bệnh cũng cần lưu ý đến. Bởi vì bệnh tật không chừa một ai, cách tốt nhất, đơn giản nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất là thực hiện nghiêm túc chế độ dinh dưỡng nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ có thể giúp bệnh nhân bị gai cột sống xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cũng như cải thiện và bảo vệ sức khỏe bản thân mình.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt