Bệnh nhân viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?

Viêm khớp phản ứng là bệnh không mấy phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác nhau mà chúng ta cần phải đề phòng. Do đó, để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra, việc bạn nên làm là chú ý phát hiện bệnh kịp thời cũng như tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?

1. Viêm khớp phản ứng là bệnh gì?

Viêm khớp phản ứng là bệnh không mấy phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà chúng ta cần phải đề phòng. Đây là một loại bệnh viêm khớp vô khuẩn, xuất hiện thứ phát sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp, thường là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa… Bệnh viêm khớp phản ứng thường gây ra tình trạng viêm từ một đến vài khớp, thường gặp là các khớp lớn ở hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu… Viêm khớp phản ứng là hậu quả của quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh mắc phổ biến ở cả nam và nữ, nhất là những người nằm trong độ tuổi từ 20-40.

Viêm khớp phản ứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác nhau mà chúng ta cần phải đề phòng

Một số dấu hiệu cho biết bạn đang mắc viêm khớp phản ứng

Viêm khớp xảy ra sau bệnh nhiễm khuẩn trước đó khoảng một vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Người bệnh gặp phải các vấn đề như toàn thân mệt mỏi, khó chịu, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân. Viêm khớp ở một khớp hoặc một vài khớp chủ yếu ở ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và không đối xứng. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy đau ở cột sống, khớp vai, khớp khuỷu… kèm theo viêm điểm bám tận gân cơ.

Nếu bị viêm khớp tái phát mãn tính, tình trạng viêm khớp ngoại biên có thể bị lại nhiều lần và có nguy cơ biến chứng thành viêm cột sống dính khớp. Da và niêm mạc cũng có dấu hiệu tổn thương như tăng sừng hóa giống bệnh vảy nến và những bất thường ở mắt.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh có thể kể đến gồm có:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi kèm chán ăn.
  • Cảm giác đau nhức xuất hiện tại các khớp như vai, khuỷu tay, cột sống. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau chân, lưng, sưng ngón chân và mắt cá.
  • Tổn thương có thể xuất hiện ở da, lưỡi, đau mắt.
  • Cơ quan sinh dục bị tổn thương.

Nguyên nhân viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là bệnh hệ thống xuất hiện thứ phát sau một đợt nhiễm khuẩn ở hệ tiêu hóa hay hệ tiết niệu sinh dục… Nguyên nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn gây nên các bệnh nhiễm khuẩn trước đó cụ thể là:

  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Shigella, Yersinia, Salmonelle, Campylobacter…
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục: Chlamydia Trachomatis
  • Virus rubella, viêm gan, HIV….

Có khoảng 20% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân.

2. Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?

Để giảm thiểu tình trạng bệnh cũng như góp phần điều trị bệnh, ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các bạn nên chú ý đến một vài kiêng kỵ sau đây:

  • Không sử dụng nội tạng động vật, thức ăn có chứa nhiều muối. Đây chính là những chất có chứa nhiều photpho không tốt cho người bị viêm khớp, khiến xương thêm phần suy yếu.
  • Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có chất kích thích khác như cà phê.
  • Người bệnh nên kiêng các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên, rán. Những loại đồ ăn này có nhiều chất béo bão hòa, gây phản ứng viêm.
  • Các bạn cũng cần tránh các món ăn làm từ bột mì.
  • Một số thực phẩm như trạch, lươn… cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng nên bạn cũng cần tránh xa.

3. Các loại thực phẩm tốt cho người viêm khớp phản ứng

Sau khi tìm hiểu bệnh viêm khớp phản ứng cần kiêng những gì, việc các bạn nên chú ý bổ sung cho cơ thể một số loại thực phẩm thiết yếu, tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh nói riêng như:

  • Ăn nhiều rau xanh bởi thực phẩm này sẽ giúp cung cấp vitamin, nước cho hệ xương khớp, vừa giảm đau vừa hỗ trợ trị bệnh. Cụ thể, các loại rau nên được ưu tiên gồm có cà rốt, khoai lang, súp lơ xanh, củ cải….
  • Một số loại gia vị dùng để chế biến món ăn như gừng, hành, húng, nghệ hay tỏi…. cũng đều có chứa thành phần giảm đau, kháng viêm. Do đó, những người mắc viêm khớp phản ứng cũng nên đưa các loại gia vị này vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều các Axit béo omega 3. Đó là các loại cá đặc biệt là cá hồi. Bạn nên xây dựng chế độ ăn với 2 bữa cá/tuần để giảm đau, tốt cho xương khớp.
  • Nên uống trà xanh bởi đây được mệnh danh là thứ đồ uống chống viêm, ngăn ngừa lão hóa. Khi pha, bạn hãy pha loãng, tránh gây phản ứng ngược lại.
  • Ngoài chế độ ăn với dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng nên tập thể dục, thể thao thường xuyên bạn nhé.

4. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp gì

Cùng với thăm khám lâm sàng, người bệnh cần được xét nghiệm máu, nước tiểu để tìm ra tác nhân gây bệnh. Chụp X quang cũng phát hiện được mức độ tổn thương cũng như các biến chứng của viêm khớp phản ứng.

Điều trị viêm khớp phản ứng kết hợp với điều trị triệu chứng ở từng đối tượng người bệnh như bệnh nhiễm trùng, bệnh ở da và mắt.

Bệnh viêm khớp phản ứng

Thuốc kháng viêm, giảm đau được chỉ định cho nhiều trường hợp người bệnh kết hợp với vật lý trị liệu để hồi phục chức năng xương khớp. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục và tiêu hóa.

Sau điều trị, cần phòng tránh tái phát bằng cách vận động thường xuyên và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể tự hạn chế bệnh bằng cách điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng để không gặp phải biến chứng viêm khớp phản ứng.

Trên đây là những thông tin về viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, giúp các bạn biết được các loại thực phẩm cần tránh và thực phẩm nên dùng. Các bạn hãy cùng tham khảo, áp dụng để có thể đánh lùi chứng bệnh này cho hiệu quả cao.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7