Viêm khớp cùng chậu và những điều cần biết
Nội dung bài viết
Viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu chỉ tình trạng viêm khớp giữa xương chậu và xương cột sống, có thể chỉ viêm một khớp hoặc nhiều khớp cùng lúc. Khớp cùng chậu là khớp ở phần dưới cột sống – nơi gần hông kết nối với các phần của xương chậu. Viêm khớp cùng chậu thường gây ra các cơn đau ở mông, một bên chân hoặc cả hai, bàn chân, hông hoặc lưng dưới.
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu
Do nhiễm khuẩn
Viêm khớp cùng chậu do nhiễm khuẩn thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Những người bị viêm đại tràng, viêm vùng kín, đang trong kỳ kinh nguyệt nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ gây nhiễm khuẩn, sẽ lan sang vùng xương chậu dẫn đến bệnh viêm khớp cùng chậu.
Phụ nữ khi chuyển dạ thai lọt xuống vùng tiểu khung làm ứ nước, phù nề dây chằng quanh khớp cùng chậu. Đây cũng là lý do khiến cho vùng xương cùng chậu đẽ bị nhiễm khuẩn. Nam giới thì hay gặp phải khi mắc một số bệnh lý về cột sống.
Tổn thương sau chấn thương
Tai nạn xe cộ, ngã hoặc những tác động từ bên ngoài một cách đột ngột với cường độ mạnh có thể làm tổn thương các khớp cùng chậu gây viêm khớp.
Viêm khớp
Viêm khớp mãn tính có thể xảy ra cả ở khớp cùng chậu, đôi khi có thể là viêm cột sống dính khớp.
Mang thai
Trong quá trình mang thai và sinh con, các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài sao cho chúng có thể thích ứng với việc sinh nở. Lúc này, trọng lượng cơ thể người phụ nữ gia tăng rất đáng kể, dáng đi thay đổi làm tăng áp lực lên các khớp dẫn đến những tổn thương.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
- Bệnh nhân cảm thấy đau bụng âm ỉ, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu buốt, đi đại tiểu tiện ra máu bất thường làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa có thể dẫn đến teo cơ mông, đùi.
- Hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau ở vùng cột sống thắt lưng, vùng giữa hai mông và chậu hông. Các cơn đau thường có tính chất âm và kéo dài dai dẳng. Đau thường xuất hiện khi ngồi lâu, đôi khi có cảm giác cứng và tê xuống hai chân giống như đau dây thần kinh tọa.
- Với phụ nữ mang thai, người bệnh đau rất dữ dội dù đang ở tư thế ngồi hay nằm đều đau, nhất là khi cử động dù rất nhẹ nhàng. Bệnh xuất hiện sau vài tháng mang thai và kéo dài đến khi đẻ xong.
- Trong một vài trường hợp, phụ nữ còn có thể có những dấu hiệu viêm vùng tiểu khung đi kèm các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, đau khi đại tiểu tiện, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường.
Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu
- Có thể sử dụng thuốc uống và tiêm để giúp giảm đau và kháng viêm.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Tập thể dục đều đặn.
- Vật lý trị liệu cũng là cách giúp hỗ trợ và duy trì chức năng của khớp.
Động tác giúp phục hồi chức năng khớp cùng chậu
Động tác căng cơ khép háng
Đầu tiên bạn nằm ngửa đặt hai chân trên sàn nhà và gập gối, dạng rộng cho hai đầu gối xa nhau và giữ khoảng 15 – 30 giây sau đó lại lặp lại 3 lần tiếp theo. Động tác này sẽ giúp cho cơ trong đùi căng.
Động tác tập cơ mông
Tư thế nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, gồng cơ mông cả hai bên và giữ trong khoảng 15 giây sau đó từ từ thả lỏng cơ thể. Tiếp tục lặp lại 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.
Động tác duỗi háng có đối kháng
Buộc một dây chun vào cổ chân của chân đau đứng hướng về phía cửa, dây chun móc vào cánh cửa và đóng lại. Tiếp tục kéo chân được buộc dây về phía sau rồi lại đưa chân về vị trí cũ, vừa làm vừa hóp bụng lại giúp căng cơ bụng. Thực hiện 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.
Động tác xoay nửa dưới chân mình
Tư thế nằm ngửa, đặt hai chân và hai vai sát sàn nhà , lưng sát sàn nhà gập gối và xoay hai chân về một phía, tiếp tục xoay về phía ngược lại. Cứ như thế lặp lại khoảng 20 lần.
Trên đây là những vấn đề xoay quanh viêm khớp cùng chậu. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt