Bệnh thấp khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thấp khớp là gì ?

Thấp khớp là một trong những căn bệnh viêm nhiễm ở khớp có tính chất mạn tính. Tình trạng viêm xảy ra đầu tiên ở màng bao hoạt dịch khớp, dần dà tiến đến hủy hoại các tổ chức khớp như sụn, mô sụn, mô xương, dây chằng và nhiều cơ quan trong cơ thể, gây hạn chế khả năng vận động hoặc tàn phế.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thấp khớp
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thấp khớp

Theo Đông y, thấp khớp do Phong, Hàn, Thấp kết hợp và xâm nhập vào cơ thể nhân lúc cơ thể bị suy yếu; từ đó, gây tắc nghẽn khí huyết và dẫn đến tổn thương cơ xương khớp, tâm mạch. Đông y cũng chia thấp khớp thành nhiều dạng khác nhau với các biểu hiện đặc trưng.

Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp

Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp vẫn chưa được xác định rõ ràng, theo các nhà nghiên cứu khoa học, thấp khớp là căn bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công lại chính các mô trong cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh thấp khớp hình thành còn do sự tác động của các yếu tố sau đây:

1- Giới tính

Theo thống kê, bệnh nhân bị thấp khớp là nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới và cũng dễ gặp các biến chứng nặng nề hơn phái nam. Các nhà khoa học cho rằng, do người phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai, sinh con, tiền mãn kinh hay mãn kinh… nên thể trạng sớm bị suy yếu và dễ mắc bệnh này.

2- Tuổi tác

Bệnh thấp khớp không giới hạn đối tượng, độ tuổi. Nhưng những người ở độ tuổi trung niên và cao niên từ 40 – 60 tuổi thường dễ mắc bệnh thấp khớp hơn các lứa tuổi khác. Chưa kể, nếu những người này có sức khỏe yếu, dễ bị nhiễm khuẩn thì khả năng mắc bệnh sẽ càng cao.

3- Môi trường sinh sống

Những người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như acetone, amiăng, xăng dầu, silica, thuốc trừ sâu… hoặc làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, nhiều khói bụi, vi khuẩn có thể bị suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bị thấp khớp.

4- Gen di truyền

Yếu tố gen cũng có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của căn bệnh thấp khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số bệnh nhân bị thấp khớp có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

5- Điều kiện dinh dưỡng và chế độ vận động

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến sức đề kháng yếu, ăn uống thiếu khoa học dẫn đến thừa cân, béo phì, hút thuốc lá nhiều càng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của bệnh thấp khớp.

Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy dấu hiệu bệnh thấp khớp bạn không nên bỏ qua
Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy dấu hiệu bệnh thấp khớp bạn không nên bỏ qua

Triệu chứng của bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp có thể biểu hiện rõ ràng hoặc mơ hồ tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh. Các triệu chứng thấp khớp không liên tục mà ngắt quãng, bệnh nhân có khi thấy đau nhưng có khi lại thấy bình thường… Nhìn chung, các triệu chứng đặc trưng của bệnh thấp khớp bao gồm:

  • Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kéo dài từ 1-2 tiếng.
  • Tê và nhức mỏi tay chân thường xuyên.
  • Các khớp bị sưng đau là các khớp ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân; sau đó lan đến khớp cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ chân, hông và vai…
  • Viêm khớp có tính chất đối xứng, đau cả hai bên khớp ở cùng 1 vị trí.
  • Người bệnh mệt mỏi, uể oải, ốm yếu, chán ăn, sút cân và có thể kèm theo sốt nhẹ.
  • Xuất hiện các hạt dưới da.
  • Biến dạng khớp, hạn chế vận động.
  • Xuất hiện các biến chứng viêm màng tim, cơ tim, xơ cứng động mạch, tắc nghẽn động mạch, viêm phổi, viêm thận, suy thận, khô mắt và miệng, những nốt mẩn nhỏ ở da…

Thấp khớp là căn bệnh có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Khi phát hiện các triệu chứng thấp khớp, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và thực hiện một số thủ tục kiểm tra như chụp X-quang, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị bệnh thấp khớp

Chưa có biện pháp điều trị thấp khớp khỏi hoàn toàn. Hiện nay các biện pháp điều trị thường nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng để giúp người bệnh duy trì cuộc sống bình thường. Nhưng nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sự thuyên giảm các triệu chứng của bệnh có nhiều khả năng khi điều trị trong giai đoạn sớm với các thuốc được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs).

Thuốc

Các loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng sẽ phụ thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian người bệnh bị thấp khớp.

  • Steroid. Các loại thuốc Corticosteroid, ví dụ như prednison, làm giảm viêm, đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ có thể bao gồm tiểu đường, loãng xương và tăng cân. Các bác sĩ thường kê  1 loại thuốc corticosteroid nhằm làm giảm các triệu chứng cấp tính, với mục tiêu giảm dần thuốc.
  • NSAID. Đây là thuốc chống viêm không steroid, có thể giảm đau và giảm viêm. NSAID khôg kê đơn bao gồm naproxen natri (Aleve) và ibuprofen (Advil, Motrin IB). Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm kích ứng dạ dày, tổn thương thận và các vấn đề về tim, kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết.
  • DMARDs. Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh. Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thấp khớp và cứu các khớp, các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. DMARDs thông thường bao gồm leflunomide (Arava), methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), sulfasalazine (Azulfidine) và hydroxychloroquine (Plaquenil).

Tác dụng phụ sẽ khác nhau nhưng có thể bao gồm ức chế tủy xương , tổn thương gan và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

  • Thuốc sinh học (Anti-IL6, Anti TNF, thuốc ức chế tế bào B, thuốc ức chế tế bào T). Tùy từng trường hợp có đáp ứng điều trị khác nhau. Trên thực tế, thuốc nhóm này đem lại hiệu quả cho các trường hợp người bệnh không đáp ứng với các thuốc khác, đã đạt được nhiều thành công trong ca bệnh khó và cải thiện tình trạng bệnh tật của người bệnh.

Phẫu thuật

Áp dụng trong trường hợp khi người bệnh dùng thuốc nhưng không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thường khớp. Khi đó bác sĩ có thể xem xét đến phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phương pháp phẫu thuật có thể giúp người bệnh khôi phục khả năng sử dụng khớp. Đồng thời nó cũng có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng.

Các phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) có thể bao gồm: Phẫu thuật nội soi, sửa chữa gân, phẫu thuật chỉnh trục, thay thế toàn bộ khớp.

Các biện pháp hỗ trợ khác

  • Tập luyện và hướng dẫn vận động chống dính khớp, co rút gân, teo cơ. Trong những đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp.
  • Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tắm suối khoáng
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7