Bệnh thoái hóa đốt sống và những thông tin cơ bản
Trong cơ thể con người, cột sống là phần trụ cột của cả cơ thể, là nơi tập trung các dây thần kinh quan trọng và giúp bạn hoạt động, di chuyển. Nhưng khi bộ phận này bị tổn thương thì sẽ dễ dẫn đến căn bệnh thoái hóa đốt sống. Căn bệnh này gây ra triệu chứng đau nhức, viêm khớp, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, vận động của người bệnh khó khăn hơn. Do đó các bạn cần phải chú ý tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây để có thể biết cách phòng ngừa hiệu quả.
Nội dung bài viết
Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống
Bệnh thoái hóa đốt sống là một căn bệnh về xương khớp thường gặp ở những người lớn tuổi như nó đang dần có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó thường gây những cơn đau nhức, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh thoái hóa đốt sống là gì?
Như đã đề cập ở trên thì cột sống là phần trụ cột của cơ thể bao gồm có các đốt xương sống ở ngực, cổ, thắt lưng, xương sống để tạo ra phần xương cụt và xương cùng. Những đốt sống này được nối bằng dây chằng và được bảo vệ nhờ các hệ thống cơ.
Theo thời gian, xương cột sống sẽ bị bào mòn, thoái hóa dần và khi không còn sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể nữa thì sẽ gây nên tình trạng thoái hóa cột sống. Căn bệnh này sẽ gây ra các cơn đau nhức, mọc gai cột sống, viêm khớp và làm giảm khả năng vận động, khiến cho việc đi lại, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Các dạng thoái hóa đốt sống thường gặp
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh thoái hóa đốt sống thường gặp nhất là ở các cổ, thắt lưng do đây là nơi phải chịu nhiều tác động nhất nên rất dễ bị tổn thương.
- Bệnh thoái hóa đốt sống lưng là dạng bệnh phổ biến nhất. Triệu chứng của bệnh là nó gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cột sống lưng. Những cơn đau này có thể kéo dài khoảng 1 – 2 ngày rồi thuyên giảm hoặc có trường hợp càng để càng đau. Khi bị bệnh thoái hóa đốt sống lưng thì người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc cúi người, vặn người hoặc bê vác đồ vật. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ rất dễ bị teo cơ, bại liệt…
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gây nên hạn chế các hoạt động ở vùng cổ như khó cúi hay ngửa đầu, khi cử động cổ sẽ có tiếng kêu bất thường. Các cơn đau khi bị thoái hóa đốt sống cổ thường tăng lên khi vận động và thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống bao gồm:
- Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống ngày càng bị hư hại nhiều như: đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách, xơ hóa dây chằng, các mô sụn bị mòn… sẽ gây nên bệnh thoái hóa đĩa đệm.
- Chấn thương: Nếu như cột sống của bạn bị tổn thương do tai nạn, té ngã, va chạm do chơi thể thao mà không được điều trị dứt điểm sẽ gây nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Tư thế làm việc, vận động sai: Khi bạn làm việc nặng nhọc, văn phòng hoặc thường xuyên thực hiện các động tác sai tư thế sẽ khiến cột sống tổn thương, mất đường cong sinh lý gây thoái hóa cột sống.
- Thừa cân, béo phì: Những người bị mắc chứng béo phì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa cột sống cao hơn so với người bình thường. Đó là vì phần sụn khớp và phần đĩa đệm phải chịu áp lực tải trọng lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương, sụn khớp mất đi tính đàn hồi và gây nên căn bệnh này.
- Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý: Trong chế độ ăn hằng ngày của bạn không có đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cột sống như canxi, magie, kẽm… sẽ khiến cột sống bị yếu đi, không còn chắc khỏe sẽ khiến cho quá trình thoái hóa đốt sống diễn ra nhanh hơn.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống
Tùy vào vị trí thoái hóa đốt sống cổ hay thắt lưng mà bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:
Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng cổ, cứng cổ, khó khăn khi xoay cổ, gật đầu hoặc ngửa cổ. Cơn đau nhức có thể xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày.
- Các cơn đau nhức còn có thể lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay gây tê, làm mất sức ở bả vai, cánh tay, ngón tay, đôi bàn tay bị mất cảm giác
Với người bị bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng:
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thắt lưng trong thời gian dài, khi bận động cơ thể, xoay người, bề độ vật thì cơn đau sẽ tăng lên.
- Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, gây khó khăn khi di chuyển.
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống
Để phòng chống căn bệnh thoái hóa đốt sống thì các bạn cần phải chú ý thực hiện một số thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sau đây:
- Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, glucosamine, omega-3… từ các thực phẩm tốt như cá, ngũ cốc, rau xanh, trái cây. Những thực phẩm có chứa các hoạt chất này sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, cải thiện và duy trì sức khỏe của khớp và đĩa đệm, ngăn ngừa chứng thoái hóa hiệu quả.
- Đồng thời, chúng ta phải duy trì chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn chứng béo phì, hạn chế cho cột sống không phải nâng đỡ một cơ thể có trọng lượng quá nặng.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao để tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, giúp cân bằng nước cho đĩa đệm và giữ cho xương, cơ bắp mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện và ổn định cột sống và đồng thời làm chậm, phòng ngừa chứng thoái hóa cột sống.
- Thay đổi thói quen sống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia vì nó sẽ làm đĩa đệm không hấp thu được vitamin, dưỡng chất và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế những thói quen xấu có thể gây nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống như: ngồi lâu, đứng lâu một tư thế, không cúi cổ quá lâu… để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, khi đi ngủ thì bạn không nên nằm sấp vì tư thế này khiến cho cổ bị gãy xuống, dễ mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ nhằm phát hiện các dị tật của cột sống để điều trị kịp thời, nhất là với những người làm văn phòng, lao động nặng
Thoái hóa đốt sống là một căn bệnh có tỷ lệ người mắc rất cao tại Việt Nam và đang có dấu hiệu đáng báo động trong những năm gần đây. Nếu như chúng ta không nắm được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh hiệu quả thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó mà các bạn không được quá chủ quan mà hãy tự biết cách bảo vệ bản thân, giữ gìn sức khỏe bằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ nhé.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt