Tìm hiểu về thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường liên quan đến tuổi tác, có thể gây cứng khớp, khó chịu và đau đầu liên quan đến cổ. Cùng tìm hiểu về thoái hóa đốt sống cổ qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi xương, sụn ở cổ bị suy thoái, nguyên nhân bởi:

  • Sự mất nước do suy thoái dẫn đến đĩa đệm giữa các đốt sống cổ (có nhiệm vụ lót và giảm chấn động) bị co lại và khô.
  • Do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.
  • Phần xương phát triển lệch khiến tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép.
  • Tình trạng lão hóa làm cho dây chằng bị xơ cứng, dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi xương, sụn ở cổ bị suy thoái
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi xương, sụn ở cổ bị suy thoái

2. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ cần chú ý

Đau cổ

Đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các cơn đau cổ có thể kéo dài từ gáy lan ra tai và cổ, đau lan đến đầu.

Tê chân tay 

Đây là dấu hiệu tưởng chừng như rất đơn giản vì người bình thường cũng có lúc bị tê chân tê tay do ngồi lâu, nằm lâu một tư thế, nằm đè lên tay,…đó là những biểu hiện của tê tay tê chân sinh lí. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài không rõ nguyên nhân thì đó lại là dấu hiệu có thể cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ.

Đau cổ, tê chân tay… là dấu hiệu thường thấy khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Đau cổ, tê chân tay… là dấu hiệu thường thấy khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài ra, người bị thoái hóa đốt sống cổ còn có dấu hiệu kèm theo như đau, mỏi, nhức, khó vận động vùng cổ, đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng vận động sau này. Vì thế khi thấy các dấu hiệu bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị sớm, hiệu quả cao.

3. Phương pháp điều trị

  • Phương pháp nội khoa: Dùng thuốc giảm đau, song dùng thuốc thường không chữa trị bệnh triệt để.
  • Phương pháp vật lý trị liệu: dùng thiết bị treo cột sống cổ. Phương pháp này ban đầu có tác dụng giúp giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau về lâu dài không đạt như mong muốn, bệnh có thể tái phát. Cần duy trì vật lý trị liệu thường xuyên và lâu dài.
  • Phương pháp châm cứu: Cách điều trị này cũng giúp khai thông các huyệt đạo tương tự như với vật lý trị liệu. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu.

4. Biện pháp phòng ngừa

Để phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, chúng ta cần:

  • Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc lâu trước máy vi tính, ngồi xem ti vi kéo dài.
  • Đối với những người làm công tác văn phòng cần tạo thói quen bảo vệ cột sống tại nơi làm việc. Thường xuyên tập luyện động tác vươn vai
  • Không nên có động tác vặn hoặc bé cổ đột ngột khi thấy mỏi
Áp dụng các bài tập thể dục vùng cổ, ngủ đúng tư thế… sẽ giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Áp dụng các bài tập thể dục vùng cổ, ngủ đúng tư thế… sẽ giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
  • Không đội nặng trên đầu
  • Không ngồi cúi gấp quá lâu (nghịch điện thoại, đọc sách báo)
  • Khi ngồi tàu xe đường dài cần có ghế tự đầu hoặc tựa lưng
  • Lựa chọn gối đầu có độ dày phù hợp, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ
  • Thường xuyên xoa bóp vùng cổ, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho xương khớp
  • Tiến hàn khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể như thoái hóa đốt sống cổ.

5. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì

Theo các bác sĩ cơ xương khớp, chế độ ăn uống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Theo đó, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn và phòng ngừa bệnh tái phát. 

Thực phẩm nên ăn

  • Cá và những món được chế biến từ cá là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Cá đặc biệt là cá hồi có hàm lượng canxi cao hơn bất cứ loài động vật nào. Ăn cá thường xuyên không chỉ tốt cho xương khớp mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu, thừa cân – béo phì…
  • Đậu và các chế phẩm từ đậu là thực phẩm giàu canxi tốt cho người mắc bệnh xương khớp.
  • Rau xanh và nấm cũng là những đồ ăn có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Trứng và chuối cũng là những thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh của người bị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Sữa và những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa…  là đồ uống không thể thiếu của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Trong sữa có chứa hàm lượng canxi lớn hơn bất cứ  loại đồ uống nào. Những sản phẩm từ sữa cũng sẽ giúp người bệnh thay đổi khẩu vị, tăng cường khả năng ăn uống và hấp thụ thức ăn.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên uống sữa thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên uống sữa thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Sữa đậu nành tốt cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và những bệnh xương khớp khác nói chung. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đau lưng có thể bảo quản sữa đậu nành ở tủ lạnh để dùng hàng ngày.
  • Nước cốt xương cũng là một sự lựa chọn rất tốt đối với các bệnh nhân, khi trong nước cốt xương có chứa hàm lượng magie và canxi cao giúp phục hồi chức năng các đĩa đệm và gia tăng nhân nhầy xung quanh đĩa đệm.
  • Các loại hải sản như tôm, cua, cá… rất giàu canxi nên được bổ sung hàng ngày vào khẩu phần ăn uống của người thoái hóa đốt sống cổ.

Thực phẩm nên tránh

Các thực phẩm có nhiều chất béo, lượng đường cao là những thực phẩm mà tất cả các bệnh nhân xương khớp nói chung và người bị thoái hóa đốt sống cổ nói riêng cần hạn chế sử dụng. Trong quá trình ăn uống, người bệnh không nên dùng đi dùng lại thức ăn còn thừa.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên có chế độ tập luyện phù hợp, tránh ngồi lâu và làm việc ở tư thế không đúng. Thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh. 

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7