Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng bệnh
Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới thì hiện nay có tới 10% dân số bị hạn chế khả năng vận động do thoái hóa khớp. Đây là một con số khá lớn cho thấy sự phổ biến của căn bệnh này đối với đời sống người dân. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin về bệnh thoái hóa khớp là gì để các bạn cùng tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Bệnh thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh mãn tính xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi hoặc trung niên. Tình trạng này xảy ra do sự tổn thương xương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là các phản ứng viêm.
Sau một thời gian lớp sụn khớp sẽ dần dần bị thoái hóa và ngày càng trở nên mỏng đi khiến cho khớp của bạn không thể vận hành tốt như ban đầu, dẫn tới ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Tuy thoái hóa khớp không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nó cũng là một trong những căn bệnh cần phải được điều trị kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng khiến mất dần đi khả năng hoạt động.
2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp
2.1. Sự lão hóa
Trong cơ thể của mỗi con người thì lớp tế bào sụn sẽ được sinh sản và tái tạo thường xuyên. Tuy nhiên đối với những người trưởng thành thì khác, lớp tế bào sụn này sẽ gần như mất đi khả năng tái tạo và kèm theo đó là sẽ dần dần trở nên lão hóa.
Các tế bào sống khi đó sẽ không còn chức năng tổng hợp chất tạo nên collagen và mucopolysacarit như ban đầu. Điều này sẽ khiến cho lớp sụn mất đi tính đàn hồi và khả năng chịu lực.
Như vậy có thể coi việc thoái hóa là điều hiển nhiên sẽ xảy ra đối với mọi người khi ở độ tuổi ngày càng già. Tuy nhiên tình trạng này còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sống cũng như là chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn.
2.2. Yếu tố cơ giới
Yếu tố cơ giới chính là 1 trong những yếu tố gây ra bệnh thoái hóa khớp nhanh chóng hơn so với mức bình thường. Khi cơ thể của bạn bị một lực nén bất thường trên một đơn vị diện tích cùng với đĩa đệm chính là yếu tố chủ yếu sinh ra bệnh thoái hóa khớp như:
- Do sự biến dạng của cơ thể sau khi bị chấn thương
- Do cơ thể của bạn có trọng tải quá lớn hoặc do khi bạn phải mang vác vật nặng trong quá trình làm việc.
2.3. Yếu tố di truyền
Cũng là một trong những yếu tố dẫn tới bệnh thoái hóa khớp, do sự chuyển hóa của các căn bệnh như bệnh gút, bệnh sạm da…
3. Các dấu hiệu dẫn tới bệnh thoái hóa khớp
Khớp của bạn kêu lục khục mỗi khi bạn cử động cơ thể: Đây có thể được coi là biểu hiện dễ gặp nhất ở người bị bệnh thoái hóa khớp. Biểu hiện này sẽ đi kèm với những cơn đau cơ.
- Cứng khớp vào buổi sáng: Khi bạn mới ngủ dậy vào mỗi buổi sáng sớm thì các khớp trở nên cứng nhắc hơn và khiến cho bạn khó cử động. Điều này là do sau một đêm nằm ngủ cơ thể của bạn ít vận động sẽ khiến cho các khớp đã gặp vấn đề này lại càng khó khăn hơn.
- Đau khi ngồi xổm: Khi bạn ngồi xổm hoặc đứng dậy đều cảm thấy vô cùng khó khăn. Có rất nhiều người cần phải có chỗ tựa thì mới có thể nhấc cơ thể lên. Nghiên cứu khoa học cho biết thì những người này chính là những người có nguy cơ thoái hóa khớp gối lên tới 40 %.
- Đau khi leo cầu thang: Khi leo cầu thang thì các khớp sẽ bị chùng xuống gây nên đau đớn. Nếu như bạn để tình trạng này lâu dài cho đến khi việc lên xuống cầu thang trở nên khó khăn mà bạn phải nhích từng bước 1 thì đó chính là khi bệnh tình đã trở nên quá nặng.
- Khớp đau nhiều khi tăng cân: Việc bạn tăng cân quá nhiều nếu quá nhanh chóng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp. Theo như các bác sĩ cho biết thì nguy cơ thoái hóa khớp lúc này sẽ tăng lên gấp 7 lần so với thông thường.
- Khớp tê, sưng, biến dạng, teo ổ khớp: Đây là những tình trạng cho biết lớp sụn của bạn đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.
4. Phương pháp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp
- Có lối sống tích cực: Bạn cần lên cho mình một chế độ nghỉ ngơi thật sự hợp lý. Nên ngủ trước 11h và thức dậy sớm để chào đón ngày mới. Có như vậy thì cơ thể mới thật sự sảng khoái và tràn đầy năng lượng.
- Tránh việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, laptop,…trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu…
- Luôn có suy nghĩ lạc quan và vui vẻ. Tránh để cho bản thân bị stress vì những điều tiêu cực, không nên làm việc quá sức và áp đặt bản thân. Điều này sẽ tác động không tốt nên não.
- Tránh mang vác vật nặng quá sức: Việc mang vác các vật nặng làm cho cơ thể của bạn phải chịu một lực tác động lớn gây ảnh hưởng tới xương khớp, đặc biệt là bạn mang vác vật nặng trong thời gian dài.
- Giữ ấm khi thay đổi thời tiết: Hãy luôn để cơ thể của mình được ấm vào mùa đông hoặc những khi thay đổi thời tiết.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Việc luyện tập thể dục, thể thao là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người. Ngay cả khi cơ thể của bạn đã bị thoái hóa khớp thì bạn càng phải tập thường xuyên hơn. Điều này sẽ giúp các khớp cử động được linh hoạt hơn, tránh xảy ra các chấn thương đáng tiếc. Đồng thời, nó còn đem đến cho bạn sức khỏe và sức đề kháng cao.
Việc khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe mà còn giúp bạn phát hiện ra các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, tốt nhất một năm bạn nên đến khám tổng quát một lần, nhất là khi bạn đang bước sang giai đoạn tuổi trung niên.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt