Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đĩa đệm là một phần của cột sống nó nằm giữa các đốt sống xung quanh là những lớp vỏ, ở giữa là lớp nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chống đỡ khi cột sống đè lên và cũng tạo sự mềm dẻo cho cột sống của chúng ta. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và chữa trị ra sao, các bạn cùng xem bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống là hiện tượng các nhân nhầy của cột sống bị chệch ra vị trí khác sau đó xuyên luôn qua dây chằng, chèn ép vào các dây thần kinh khiến chúng ta có cảm giác tê bì, đau nhức ở vị trí đó. Tình trạng này xảy ra bởi đĩa đệm bị thoái hóa bị tổn thương như rách, nứt ở các vùng bất kỳ ở cột sống.

Thường thì những triệu chứng của người bị thoát vị đĩa đệm cột sống hay gặp là đau từ thắt lưng xuống chân.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh như thế nào?

2. Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chúng ta có thể bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, đó có thể là 1 số thói quen sinh hoạt bạn hay mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày mà không hề biết:

  • Do bạn làm việc quá sức của mình, hay do khi làm việc bị sai tư thế dẫn đến địa đệm và cột sống tổn thương.
  • Tuổi cao là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh. Trong khi quá trình lão hóa đĩa đệm, cột sống bị thoái hóa xơ cứng thì đĩa đệm của chúng ta rất dễ dàng bị tổn thương.
  • Do bạn bị chấn thương ở vùng lưng mà nhiều tác nhân có thể gây ra như: ngã, tai nạn, vật khác rơi vào người,…
  • Các chứng bệnh bẩm sinh đã có sẵn khi sinh ra như: gù, thoái hóa cột sống, hoặc là bị bệnh di truyền.
  • Người béo phì có cân nặng hơn bình thường vì thế sẽ là gánh nặng cho cột sống phải chống đỡ vậy nên nguy cơ bị bệnh rất cao.
  • Một số ngành nghề mang vác nặng làm quá sức cũng có nguy cơ bị bệnh rất cao.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Vì vậy khi chúng ta làm bất cứ việc gì cần chú ý đến tư thế và sức lực của mình, không nên cố quá sẽ ảnh hưởng đến cột sống rất nhiều. 

3. Triệu chứng khi bạn mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Dưới đây là một số triệu chứng để phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống:

  • Xuất hiện những cơn đau ở cổ, vùng thắt lưng. Cơn đau có thể đến đột ngột và đau âm ỉ vài ngày thậm chí vài tuần. Bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn khi vận động hoặc cố để làm việc. Nhưng khi được nghỉ sẽ thấy đỡ hơn nhiều.
  • Tê bì chân tay cũng là 1 triệu chứng xuất hiện khi nhân nhây của đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh gây đau nhức. Tiếp đến sẽ bị tê bì vùng thắt lưng và vùng cổ dần dần nó sẽ chạy xuống mông, bẹn và chân.
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng thì các cơ sẽ bị yếu đi thậm chí không thể đi lại được. Bệnh dần chuyển biến nặng có thể tẹo cơ và phải ngồi xe lăn nếu chúng ta không chữa kịp thời.

Tuy nhiên có một số người bị bệnh thoát vị nhưng lại không hề có triệu chứng gì của bệnh. Vì vậy nếu có triệu chứng bất thường trên cơ thể cần đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Tê bì chân tay cũng là 1  triệu chứng khi mắc bệnh

4. Biến chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm cộng sống

Khi đã mắc bệnh, nếu không đi khám mà vẫn cố chịu hay tiếp tục làm công việc gây tổn thương hơn thì bạn có thể phải chịu 1 số hậu quả khó lường như:

  • Khi bị các chất của nhân nhầy di chuyển vào ống cột sống nó sẽ chèn ép các dây thần kinh. Nặng hơn là nó có thể làm hẹp khoang sống nguy cơ bị liệt nửa người hoặc liệt cả người là rất cao. Bạn không nên xem nhẹ điều đó.
  • Hội chứng đuôi ngựa: khi bị rễ thần kinh của vùng thắt lưng chèn ép thì việc đi đại tiện cũng trở lên khó khăn hơn nhiều.
  • Nếu bạn thấy đau nhức và lười vận động thì các cơ sẽ càng ngày càng yếu đi thôi.
  • Rối loạn cơ vòng là khi rễ thần kinh của chúng ta bị tổn thương thì sẽ bị ảnh hưởng đến cơ vòng của đường tiểu gây ra bí tiểu, đi tiểu không tự chủ,…

5. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

5.1. Duy trì chế độ luyện tập, làm việc điều độ 

Bạn có thể phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nếu bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, với những môn vừa sức của bạn, để giúp các cơ cạnh của cột sống được dẻo dai hơn. Vì thế bạn sẽ thấy mình khỏe hơn cột sống cũng được ổn định, giảm nguy gây cơ tổn thương đĩa đệm.
  • Bạn không được mang vác đồ vặt quá nặng sức, ngồi sai tư thế làm cột sống vẹo. Vậy nên, bạn cần chú ý đến tư thế làm việc của mình.
  • Cân nặng cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh cột sống. Vậy nên bạn cần điều chỉnh chế độ ăn của mình sao cho hợp cân nặng. Tránh trường hợp cân nặng quá dồn áp lực lên cột sống.
Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là điều chỉnh tư thế khi làm việc

5.2. Chế độ sinh hoạt phải phù hợp trong thời gian điều trị

Trong thời gian người bệnh điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, bạn cần hạn chế hoạt động mạnh, chịu khó tập thể dục và nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Nếu khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng như: khó tiểu, bị yếu chân, đau tê chân,… thì phải đến ngay bác sĩ khám kịp thời.

6. Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Trong lúc khám cho bạn bác sĩ sẽ xác định được mức độ căng cứng của cột sống lưng. Lúc này người bệnh sẽ được nằm xuống và di chuyển chân theo nhiều góc độ khác nhau để xác định chính xác vùng tổn thương. Đồng thời test cả dây thần kinh để xác định được mức độ thả lỏng, khả năng cảm nhận hay di chuyển của bệnh nhân. Sau khi khám lâm sàng thì sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm và chụp chiếu như:

  • Chụp chiếu để chẩn đoán hình ảnh như chụp XQ, Chụp CT,… các hình ảnh này cung cấp chính xác tình trạng hiện có của người bệnh.
  • Test dây thần kinh phương pháp này giúp chúng ta xác định được dây thần kinh ở đâu bị tổn hại.

7. Biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi điều trị bệnh, bạn không nên ngồi ở các tư thế gây đau nhức. Nghe lời dặn của bác sĩ thường xuyên tập luyện và uống đều thuốc bệnh sẽ giảm hơn. Một số thuốc được sử dụng là thuốc giảm đau, corticoid đường tiêm thuốc giãn cơ. Và nếu khi thực hiện những biện pháp trên không đỡ thì bác sĩ sẽ phải thay đổi phác đồ điều trị.

Có một số bệnh nhân khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật và trước khi được phẫu thuật bác sĩ phải cân nhắc xem khi điều trị bảo tồn không có tác dụng mà sau 6 tuần điều trị. Đặc biệt hơn là khi bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát cơ vòng, khó đứng,…

Một số biện pháp nữa là phương pháp châm cứu, kéo nắn xương khớp, matxa hay tập yoga cũng có thể cải thiện hơn.

Bài viết trên đây chúng tôi đã cho bạn những thông tin cần thiết khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, hy vọng đó là những điều bổ ích mà chúng tôi mang đến. Hãy trân trọng sức khỏe của mình và đi khám theo định kỳ nhé. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7