Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

 Nhiều người nhầm tưởng viêm khớp cấp ở trẻ em là ít xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trẻ em mắc bệnh này, thậm chí bệnh có thể xuất hiện cả ở trẻ em từ 2-3 tuổi. Trong độ tuổi này, nếu các bậc cha mẹ không nhanh chóng điều trị cho trẻ thì bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

1. Viêm khớp cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Viêm khớp cấp ở trẻ em là tình trạng các khớp bị tổn thương, nhiễm trùng, bào mòn ở lớp đệm của sụn khớp và gây ra nhiều chứng nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em thường là do chấn thương, thừa cân, thừa cân, nhiễm vi khuẩn. Bệnh này nguy hiểm cho trẻ bởi vì khi mắc bệnh trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng và biến chứng sau:

– Gây ra tình trạng sưng, nóng: Khi bị viêm khớp cấp tại vị trí bị tổn thương sẽ xuất hiện triệu chứng đau, sưng, đỏ, tấy.

– Tổn thương chức năng vận động: Trẻ bị viêm khớp nặng phải đối mặt với nhiều triệu chứng, đặc biệt là tê và đau khớp. Điều này khiến trẻ đi lại khó khăn, lâu dần mất khả năng cầm nắm, vận động,… ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, và kết quả học tập của trẻ.

Tê và đau khớp là một trong những biến chứng khi trẻ bị viêm khớp cấp

– Suy cơ, biến dạng các khớp: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp khi bệnh trở nặng. Các chức năng của khớp bị suy giảm dần dẫn đến co cơ, cứng khớp. Đặc biệt sau một thời gian bị viêm khớp cấp nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt các khớp hoàn toàn.

– Các vấn đề về tim: Viêm khớp có thể gây ra các vấn đề ở các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có tim, đặc biệt là van tim (thường là viêm khớp cấp do nhiễm vi khuẩn). Chính vì thế những trẻ em bị viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp đùi cần đặc biệt chú ý và cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi khám để có giải pháp kịp thời.

2. Làm thế nào để điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em?

Trẻ bị viêm khớp nặng rất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay. Cha mẹ cần chủ động đưa bé đi điều trị ngay khi phát hiện bé mắc bệnh.

2.1. Điều trị viêm khớp cấp ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Thông thường, khi trẻ bị viêm khớp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Các loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị viêm khớp nặng ở trẻ em bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,… có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, đau nhức các khớp.
Thuốc chống viêm không steroid được sử dụng trong điều trị viêm khớp cấp ở trẻ em (ảnh minh họa)
  • Thuốc chống thấp khớp DMARD ngăn ngừa và làm chậm quá trình viêm khớp dạng thấp ở trẻ em, và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh nghiêm trọng.
  • Thuốc chống viêm như Methotrexate và Sulfasalazine giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp phát triển.
  • Thuốc corticosteroid thường được sử dụng khi viêm khớp phát triển. Lưu ý khi sử dụng thuốc này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
  • Thuốc sinh học như Anakinra, abatacept,… có tác dụng tiêu viêm, giảm mức độ sưng tấy, đau nhức tại các khớp do viêm khớp gây ra.

Lưu ý: Thuốc tây có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ chỉ được phép sử dụng thuốc điều trị viêm khớp cho con khi đã được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra chuyên môn và kê đơn.

2.2. Thuốc đông y chữa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Bên cạnh việc lựa chọn cách chữa bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em bằng các phương pháp Tây y thì Đông y cũng là phương pháp được áp dụng để điều trị giảm biến chứng bệnh này. Đông y điều trị bệnh theo căn nguyên gây bệnh. Nghĩa là sử dụng các loại thảo dược có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, bổ huyết mạch từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Thuốc đông y chữa viêm khớp cấp tính an toàn nhưng tác dụng chậm nên khi lựa chọn phương pháp này các bậc cha mẹ cần kiên trì. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lựa chọn địa chỉ chữa bệnh viêm khớp bằng đông y tốt, bác sĩ đông y giỏi để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Phương pháp ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em

Viêm khớp cấp ở trẻ em rất nguy hiểm nên các bậc cha mẹ hãy giúp trẻ phòng tránh bệnh bằng các bước đơn giản như sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Các bậc phụ huynh nên cho trẻ làm quen với việc uống nhiều nước, ít nhất 1,5 – 2 lít mỗi ngày tùy theo độ tuổi. Vì nước đóng vai trò quan trọng, chiếm 70% trong quá trình hình thành sụn. Khi cơ thể bị mất nước sẽ khiến sụn khớp bị yếu đi gây ra nhiều bệnh lý về xương khớp trong đó có viêm khớp cấp tính.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bé phát triển thể chất nên hệ xương khớp cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng các bậc phụ huynh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau sống, hoa quả tươi,…. Ngoài ra, cần tránh thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.
  • Tập thể dục, thể thao: Cha mẹ nên tập cho con thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hệ xương khớp, giúp xương khớp nở ra, khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương.
Tập thể dục 30 phút mỗi  ngày giúp trẻ ngăn ngừa viêm khớp cấp
  • Thừa cân: Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Vì vậy, để ngăn ngừa nhiễm trùng khớp, bạn cần giúp bé duy trì cân nặng hợp lý.

Viêm khớp cấp ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đừng vì thế mà hoang mang. Điều cần làm là các cháu phải được chẩn đoán bệnh sớm và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp với chế chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với các bậc phụ huynh, để tìm hiểu sâu về nguyên nhân và các phương pháp hỗ trợ điều trị hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7