Bệnh viêm khớp quai hàm – Những điều bạn cần phải biết!!
Bệnh viêm khớp quai hàm là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cử động liên quan đến cơ hàm của người bệnh. Khi bệnh bước vào giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng cực kỳ khó chịu, gây nhiều khó khăn và phiền toái trong quá trình sinh hoạt.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh viêm khớp quai hàm
Bệnh viêm khớp quai hàm hay còn được gọi là viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng với các cơ mặt xung quanh gây ra tình trạng đau nhức, co thắt và mất cân bằng giữa các khớp nối giữa xương sọ và xương hàm.
Bệnh viêm khớp quai hàm là bệnh lý khá phổ biến, theo như một số nghiên cứu thì bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng đối tượng nữ giới dậy thì và mãn kinh, độ tuổi từ 30 – 50 thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn.
Mức độ nguy hiểm của bệnh không cao, nhưng gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi ăn uống như khó khăn khi há miệng hay xuất hiện tiếng lục đục lúc nhai.
Tuy không nguy hiểm nhưng khi không được chữa trị kịp thời, người bệnh thường sẽ gặp phải tình trạng mỏi mặt, phì đại cơ nhai và sưng mặt. Những triệu chứng này sẽ gây biến dạng khuôn mặt, gây mất cân đối khuôn mặt.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh
Trên thực tế thì có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh, một số yếu tố đáng chú ý phải kể đến là:
- Do các chấn thương gây ra va đập mạnh như: bị ngã, tai nạn xa hay do há miệng rộng một cách đột ngột.
- Viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn hay thoái hoá khớp là những yếu tố gây ra bệnh.
- Việc thường xuyên nghiến chặt hàm răng, mài răng vào nhau sẽ làm cho các cơ khớp bị mỏi cũng là nguyên nhân khiến viêm khớp hàm.
- Với một số trường hợp, do biến dạng bẩm sinh xương mặt ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hàm và mặt.
3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh
3.1. Triệu chứng
Những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải như:
- Cảm giác khi nhai rất khó chịu.
- Đau hàm.
- Đau nhức mặt.
- Cắn không đều.
- Khi cắn khó chịu.
- Đau hàm mặt.
- Xuất hiện tình trạng cứng khớp, khó khăn trong việc đóng và mở miệng.
- Đau đầu.
Triệu chứng có mức độ nguy hiểm nhất của bệnh là viêm khớp thái dương hàm nổi hạch. Khi người bệnh gặp phải triệu chứng này, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đau nhức nhiều phần hạch ở cổ, đồng thời gây ra tình trạng viêm khớp quai hàm.
3.2. Biến chứng
Khi gặp phải triệu chứng trên mà người bệnh không được kịp thời điều trị thì rất dễ dẫn đến các biến chứng sau:
- Không thể cử động khớp hàm: Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội khiến cho khó có thể cử động khớp hàm. Bên cạnh đó, người bệnh có khả năng sẽ gặp phải tình trạng viêm khớp thái dương hàm mãn tính, lúc này việc há miệng là không thể.
- Đau nhức nhiều ở khớp thái dương hàm: Ban đầu, khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ chỉ gặp phải những cơn đau nhẹ. Về sau, tình trạng bệnh ngày càng tăng, những cơn đau sẽ càng dữ dội và liên tục, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
- Giãn khớp quai hàm: Bệnh viêm khớp quai hàm nổi hạch sẽ gây thủng đĩa khớp, đồng thời phá huỷ các đầu xương làm xơ cứng khớp gây ra hiện tượng giãn khớp quai hàm.
- Cơ nhai phì đại, khuôn mặt bị biến dạng: Nhiều trường hợp viêm khớp quai hàm nổi hạch làm cho khuôn mặt bị biến dạng và mất cân đối. Bên cạnh đó, ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ mặt như khó khăn trong nói, cười,…
- Mỏi hàm, khi nhai xuất hiện tiếng lục cục: Người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng mỏi hàm liên tục, những cử động nhẹ liên quan đến hàm cũng sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Thêm vào đó, khi nhai thức ăn sẽ xuất hiện những tiếng kêu lục cục trong miệng.
- Hoa mắt, chóng mắt cùng với đau đầu, nóng sốt và ù tai
4. Hướng điều trị bệnh viêm khớp quai hàm hiệu quả
Bệnh viêm khớp quai hàm thường không gây nguy hiểm nhiều, vì thế mà người bệnh chủ quan, chỉ điều trị khi bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng.
Việc điều trị bệnh không khó, để đạt được kết quả điều trị cao nhất, đầu tiên bác sĩ sẽ phải xác định nguyên nhân của bệnh, tuỳ thuộc vào yếu tố gây bệnh là gì, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.
Thông thường, đây là những phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:
4.1. Điều trị bằng Tây y
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định kê các loại thuốc tây như (lưu ý: chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn):
- Thuốc kháng sinh: cephalosporin thế hệ 1, 2, 3 và penicillin G, oxacillin.
- Thuốc chống viêm không steroid: meloxicam, aspirin, diclofenac.
- Thuốc giảm đau: paracetamol, nếu cơn đau dữ dội: paracetamol + codein.
Các triệu chứng cũng sẽ giảm nếu như bệnh nhân đặt đĩa cắn để ngăn nghiến răng hoặc niềng răng. Vào buổi tối khi cơn đau nhiều hơn, người bệnh có thể dùng một miếng nhựa dẻo để đeo vào miếng để hạn chế tình trạng cắn chặt hàm.
4.2. Phương pháp chọc rửa khớp
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành việc chèn kim vào khớp hàm, dùng chất lỏng để loại bỏ các mảnh vụn và các phần phụ viêm giúp bệnh nhân giảm hẳn tình trạng đau.
4.3. Châm cứu, bấm huyệt
Những phương pháp như chường nóng, lạnh kết hợp với xoa bóp và bấm huyệt được nhiều bệnh nhân tin dùng vì đây là phương pháp giúp giảm nhanh cơn đau cho người bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ giảm thiểu được sự lo âu và căng thẳng trong tinh thần khi sử dụng phương pháp này.
4.4. Phẫu thuật
Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật, tuy nhiên chỉ chiếm một số rất ít.
Mục đích của phẫu thuật là để sửa chữa và thay thế các phần khớp bị viêm và giúp bệnh nhân khôi phục lại tình trạng quai hàm như bình thường.
5. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân viêm khớp quai hàm
Muốn việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất và bệnh có thể được trị dứt điểm thì bệnh nhân viêm khớp quai hàm cần thực sự chú ý vào chế độ sinh hoạt của bản thân.
Dưới đây là những gợi ý về thói quen sinh hoạt mà người bệnh có thể áp dụng:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi dùng thuốc, nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra thường xuyên về tình trạng của bệnh. Những trường hợp quai hàm không thể đóng hoặc mở, phải gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
- Dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày thể xoa bóp vùng quai hàm.
- Sử dụng các thực phẩm, đồ ăn mềm và dễ nhai. Không nhai lâu, nhai về một bên sẽ rất dễ làm lệch cơ hàm
- Khi cơn đau dữ dội, sử dụng phương pháp chườm nóng, lạnh để giảm đau tạm thời.
Nói chung, bệnh viêm khớp quai hàm (viêm khớp thái dương hàm) tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như ăn uống thường ngày. Chính vì vậy, để bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, người bệnh cần chú ý tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh kịp thời. Để thực sự chắc chắn về hướng điều trị bệnh nhân nên đến bệnh viện để các y, bác sĩ kịp thời kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị có hiệu quả cao nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt