Bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn không chỉ là mối quan tâm của người bệnh gout mà còn cả với những người đang khỏe mạnh bình thường. Bởi vì chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và điều trị bệnh. Thế nhưng nên ăn gì và kiêng gì thì không phải ai cũng biết.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm về bệnh gout
Gout là một loại viêm khớp gây nên cảm giác đau đớn vô cùng, kèm theo đó là sưng, đỏ. Bệnh hình thành bởi quá trình tích tụ axit uric lâu ngày tạo thành các tinh thể trong khớp. Chính các tinh thể này gây nên cảm giác đau đớn. Bệnh thường xuất hiện vào đêm, xuất hiện một cách đột ngột. Khi cảm giác đau giảm bớt thì vẫn còn cảm giác khó chịu lưu lại một thời gian. Bệnh xảy ra ở các khớp bàn chân, bàn tay và khớp ngón chân, ngón tay. Nguyên nhân gây nên bệnh là do quá tăng cao nồng độ axit uric trong máu ơ thể chúng ta. Khi nồng độ axit uric cao, tạo thành các tinh thể các tinh thể axit uric.
Hầu hết các cơn đau do gout xuất hiện đột ngột vào ban đêm và có thể liên tục trong vòng từ 3 ngày cho đến 10 ngày. Nguyên nhân tăng axit uric trong máu do nhiều nguyên nhân, có thể do hậu quả của chế độ ăn quá nhiều đạm hoặc cơ thể bị giảm khả năng đào thải axit uric hoặc có thể do di truyền. Trong đó đa số các trường hợp thường có nguồn gốc từ chế độ ăn. Mặt khác, trong số các nguyên nhân kể trên thì nguyên nhân từ chế độ ăn có thể tác động được nếu chúng ta tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
2. Mối liên quan giữa chế độ ăn và bệnh gout
Trong số thực phẩm bạn sử dụng thì loại nào có chứa purin thì nguy cơ tăng lượng axit uric cao nhât. Purin là một hợp chất hóa học mà tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Purin cũng có trong hạt nhân của tế bào động, thực vật. Từ đó có thể làm bùng phát bệnh gout, dẫn đến những cơn đau dữ dội. Còn đối với những người khỏe mạnh bình thường thì những thực phẩm chứa nhiều purin lại không hề gây hại cho cơ thể. Bởi vì những người mắc bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric. Cho nên cơ thể sẽ tích trữ axit uric và gây ra cơn gout.
Để phòng ngừa các cơn gout, bạn giảm bớt ăn các thực phẩm nhiều purin và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các thực phẩm mà có chứa nhiều purin là các sản phẩm có nguồn gốc từ nội tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ và kể cả hải sản. Bên cạnh đó, rượu và bia cũng có chứa nhiều purin. Thế nhưng với rau thì hoàn toàn ngược lại, mặc dù có chứa purin nhưng lại không gây bệnh gout. Ngoài ra, các sản phẩm chế biến sẵn về đường uống như nước ngọt cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Ngược lại, các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành lại được đánh giá là có tác dụng phòng ngừa bệnh gout do nó làm giảm lượng axit uric trong cơ thể. Một nhóm sản phẩm khác cũng có tác dụng tương tự đó là các thực phẩm có chứa vitamin C (bao gồm cả sản phẩm bổ sung). Một số nghiên cứu khác cho thấy sản phẩm bơ sữa giàu chất béo nhưng lại không làm tăng lượng axit uric trong máu.
3. Bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Như chúng ta đã đề cập ở trên, purin chính là kẻ thù khiến cơ thể chúng ta phải chịu đựng những cơn đau đớn do gout tạo ra. Do đó, để phòng tránh và kiểm soát mức độ biến chứng của gout gây ra thì bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa purin. Đó là những sản phẩm như sau: Nội tạng động vật như: Gan, thận, não, tim…; thịt đỏ như: Thịt gà lôi, thịt bê, thịt nai,…), các loại cá như: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…, các loại hải sản như: Sò điệp, cua, tôm,…; đồ uống có đường như: Nước ép trái cây, nước ngọt,…; thực phẩm chứa nhiều fructose như: Mật ong, siro chứa fructose,…; nấm men như: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác,…
Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh bột như: bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Nhóm thực phẩm này thì không chứa purin và fructose nhưng lại có tác dụng làm cơ thể tăng hấp thụ axit uric.
4. Người mắc bệnh gout có thể sử dụng thực phẩm gì?
Người mắc bệnh rất quan tâm đến chế độ ăn để kiểm soát bệnh gout. Bởi vì trong thực phẩm hiện nay, có rất nhiều loại chứa nhiều purin hoặc fructose. Thực ra, cũng có nhiều loại thực phẩm không chứa hoặc chứa ít purin, fructose. Ví dụ như:
– Hoa quả: hầu như tất cả hoa quả đều được bác sĩ khuyên người bệnh gout nên dùng. Đặc biệt có những hoa quả thậm chí còn làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong máu (quả anh đào),…
– Rau xanh: Hầu hết các loại rau xanh đều tốt cho người mắc bệnh gout. Trong đó nổi bật có các loại: khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh,..
– Các loại đậu có tác dụng làm giảm axit uric trong cơ thể như: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…
– Các loại hạt cũng được đánh giá là tốt với bệnh nhân mắc bệnh gout.
– Ngũ cốc nguyên hạt cũng được các chuyên gia khuyên dùng như: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
– Các sản phẩm từ sữa nhiều người lầm tưởng không tốt cho người bệnh gout nhưng thực ra nó có kết quả ngược lại.
– Trứng cũng được xếp vào nhóm người bệnh gout có thể dùng được
– Đồ uống như bia, rượu thì bác sĩ khuyến cáo người bệnh gout không được phép sử dụng. Tuy nhiên trà (đặc biệt là trà xanh) thì bác sĩ lại khuyến khích bệnh nhân gout nên dùng.
– Các loại thảo mộc và gia vị và kể cả dầu thực vật cũng là nhóm thực phẩm cho phép người mắc bệnh gout sử dụng thay cho mỡ động vật.
5. Các khuyến cáo cho người bệnh gout
Sử dụng một số thực phẩm với mức độ vừa phải: Đó là các sản phẩm chứa nhiều purin và fructose. Để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, bác sĩ khuyên bệnh nhân vẫn cần sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm. Tuy nhiên cần hạn chế hơn so với các loại khác. Các thực phẩm này chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần.
Giảm cân: Những người thừa cân có nguy cơ xuất hiện các cơn gout đột ngột liên tục hơn những người còn lại. Lượng insulin trong cơ thể người thừa cân không được sử dụng/điều tiết một cách phù hợp vì vậy hạn chế việc loại bỏ đường trong máu. Sử dụng thuốc kháng insulin có tác dụng phụ làm tăng lượng axit uric trong máu. Vì vậy giảm cân có giá trị lớn đối với bệnh nhân gout. Thế nhưng cần giảm cân một cách từ từ, có lộ trình. Bởi nếu giảm đột ngột sẽ có tác dụng ngược lại; nghĩa là sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các đợt gout cấp tính.
Tập thể dục: Tập thể dục có tác dụng lớn trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh, bệnh gout cũng không ngoại lệ. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và đốt cháy năng lượng dư thừa; làm cân bằng lại các trao đổi chất.
Ngoài ra, bác sĩ khuyên chúng ta áp dụng một số chế độ dinh dưỡng sau: Uống đủ nước, hạn chế uống đồ uống có cồn, dùng thực phẩm bổ sung vitamin C, chế độ sinh hoạt phù hợp…
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt