Bị gai cột sống: biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Bị gai cột sống là tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay với nhịp sống ngày càng bận rộn, tất bật, xu hướng mắc căn bệnh này đang dần bị “trẻ hóa”. Gai cột sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, biến chứng nặng nề nhất là gây tàn phế vĩnh viễn. Cùng theo dõi bài viết sau đây để có những hiểu biết về bệnh gai cột sống – biểu hiện và nguyên nhân, từ đó tìm ra giải pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Hiểu đúng về tình trạng bị gai cột sống

Bị gai cột sống là tình trạng xuất hiện các gai xương ở thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp

Bị gai cột sống do bệnh thoái hóa cột sống gây ra đây là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Tình trạng này “ghé thăm” bạn khi có sự hình thành của các phần xương mọc ra (gai xương), bao gồm các mỏm xương và điểm lồi nhô ra ở trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Sự xuất hiện của gai xương chính là hậu quả của việc cột sống bị viêm, chấn thương hay sự lắng đọng Calci.

Theo các nghiên cứu y học cho thấy rằng nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể đều có khả năng bị gai cột sống. Tuy nhiên, cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí thường bị gai cột sống nhất. Khi bị gai cột sống, người bệnh sẽ bị hành hạ bởi những cơn đau, cảm giác khó chịu ở các vùng như thắt lưng, vai, cổ, cánh tay,… tê bì chân tay, thậm chí có thể bị hạn chế khả năng vận động. Vì vậy, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời nếu nhận thấy bản thân có những biểu hiện của bị gai cột sống.

Biểu hiện bị gai cột sống

Bị gai cột sống không có biểu hiện rõ rệt khi bệnh ở giai đoạn khởi phát

Bị gai cột sống thường khó nhận biết khi mới phát bệnh bởi không có triệu chứng thật sự rõ ràng. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi tình trạng này đã kéo dài một thời gian với những cơn đau khó chịu hoặc tình cờ phát hiện khi khám tổng quát. Sau đây là một số biểu hiện phổ biến “tố báo” bạn có thể bị gai cột sống:

Người bị gai cột sống thường xuất hiện các cơn đau buốt ở vùng cổ hoặc thắt lưng

  • Xuất hiện những cơn đau buốt ở vùng cổ hoặc thắt lưng: Những biểu hiện đầu tiên của tình trạng bị gai cột sống chính là xơ, cứng và mỏi cột sống cổ, lưng. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy cơn đau nặng nề hơn ở vùng bị gai cột sống, thậm chí là đau buốt. Khi di chuyển hoặc vận động thì cơn đau sẽ tăng và khi bạn nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm.
  • Cơn đau lan ra các chi: Khi bị gai cột sống ở mức độ nặng, cơn đau có thể lan đến vai, thậm chí lan qua hai tay và dọc xuống hai chân khiến cho việc di chuyển, vận động của người bệnh trở nên khó khăn.
  • Tê bì chân tay: Khi bị gai cột sống với sự chèn ép của gai xương với dây thần kinh sẽ khiến cho các cơ bắp của người bệnh yếu dầu, nghiêm trọng hơn là mất cảm giảm, đặc biệt là ở tay và chân.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Khi các gai xương chèn ép dây thần kinh, người bị gai cột sống sẽ xuất hiện một số biểu hiện như biến chứng tăng/giảm huyết áp, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp,…
  • Mất kiểm soát tiểu tiện và/hoặc đại tiện: Khi tình trạng gai cột sống bước vào giai đoạn nặng thì đường ống dẫn tủy bị thu hẹp. Do đó, tự mình kiểm soát việc đi đại tiện hay tiểu tiện đối với người bệnh là không thể.
  • Ngoài ra, bệnh nhân bị gai cột sống có thể có thêm một số triệu chứng khác như: suy nhược cơ thể, sút cân không kiểm soát, hạn chế vận động,…
  • Nguyên nhân bị gai cột sống

Tình trạng bị gai cột sống xảy ra do quá trình thoái hóa của xương khớp hay sự thích ứng của xương sống trước những tổn thương. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh gai cột sống thường gặp:

  • Tuổi tác: Thoái hóa sụn khớp là một trong những nguyên nhân chính gây gai cột sống. Tuy nhiên, đây lại là quá trình tự nhiên của cơ thể mà y học chưa có sự can thiệp triệt để. Vì vậy, phần lớn những người lớn tuổi thường  bị gai cột sống.
  • Thói quen sinh hoạt: Các va chạm, chấn thương trong sinh hoạt hay các động tác vận động, di chuyển,… không đúng tư thế rất dễ gây ra các tổn thương cho xương khớp.
  • Sự lắng đọng Calci: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây gai cột sống thường gặp ở những người lớn tuổi.
  • Bệnh viêm cột sống mạn tính: Việc xương sống của người bệnh bị viêm sẽ khiến cho quá trình vận động trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, có thể người bệnh sẽ tự động điều chỉnh để khắc phục hiện tường trên bằng cách mọc thêm gai xương.
  • Một số nguyên nhân khác: Bị gai cột sống còn xuất phát từ việc thừa cân, vận động mạnh, dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Các phương pháp điều trị tình trạng bị gai cột sống

Giống như các bệnh lý về xương khớp khác, hiện tại y học vẫn chưa tìm ra giải pháp điều trị triệt để tình trạng bị gai cột sống. Tất cả các biện pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng cũng can thiệp vào quá trình phát triển của các gai xương. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh gai cột sống. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

  • Chữa gai cột sống bằng thuốc tây y: Sử dụng thuốc tây y được xem là phương pháp điều trị bảo tồn đối với những người bị gai cột sống. Với các triệu chứng như đau buốt, cảm giác khó chịu, tê bì tay chân,… thì các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…), Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,… sẽ mang đến hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng không mong muốn, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Trị gai cột sống bằng các bài thuốc dân gian: Bên cạnh thuốc tây y, những bài thuốc nam lành tính cũng được xem là giải pháp “cứu cánh” hiệu quả cho những người bị gai cột sống. Với những bài thuốc dân gian, bạn có thể dễ dàng chế biến và áp dụng ngay tại nhà.
  • Bị gai cột sống nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Những va chạm, chấn thương trong lúc làm việc, sinh hoạt, vận động, tai nạn,… không chỉ khiến các khớp sụn bị tổn thương mà còn khiến tình trạng bị gai cột sống ngày một nặng. Vì vậy, để cải thiện bệnh lý, người bệnh cần dành cho bản thân những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Phục hồi chức năng cho người bị gai cột sống: Tập luyện là phương pháp điều trị gai cột sống an toàn nhất. Những động tác phù hợp sẽ giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc, giảm đau hiệu quả, cải thiện tư thế và có thể làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Điều trị gai cột sống bằng cách phẫu thuật: Phẫu thuật được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bị gai cột sống nghiêm trọng dẫn đến sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép dây thần kinh. Việc loại bỏ gai cột sống được lựa chọn khi mà các biện pháp điều trị trên đều không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, gai xương vẫn có thể xuất hiện lại ở đúng vị trí đã phẫu thuật sau một thời gian. Bởi đó là quá trình đáp ứng tự nhiên của cơ thể để đối với phản ứng viêm.
Bị gai cột sống được chỉ định phẫu thuật khi bệnh ở giai đoạn nặng

Để quá trình điều trị gai cột sống mang lại hiệu quả tích cực và nhanh chóng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc phối hợp các phương pháp điều trị gai cột sống.

Như vậy, bị gai cột sống là bệnh lý phổ biến, có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để kiểm soát và phát hiện bệnh sớm, tốt nhất là bạn nên khám sức khỏe định kỳ. Từ đó, có thể dễ dàng tìm ra những giải pháp điều trị phù hợp, giúp bạn bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình!

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7