Bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện bệnh trạng?
Gai cột sống là tình trạng phần cột sống xuất hiện các gai xương gây chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Vậy bị gai cột sống nên làm gì để hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh? Những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.
Nội dung bài viết
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là điều kiện cơ bản để giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp linh hoạt. Đồng thời, giảm các triệu chứng do bệnh gai cột sống gây ra.
1.1. Những thực phẩm nên ăn
Người bị gai cột sống nên tích cực sử dụng các thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp, chống viêm, giảm đau nhức. Một số nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích bao gồm:
– Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần quan trọng không thể thiếu trong cấu trúc của xương. Canxi sẽ là dưỡng chất cần thiết để giúp các xương đang tổn thương được hỗ trợ để phục hồi.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, bổ sung canxi cho cơ thể sẽ ức chế sự tái tạo các gai xương. Nhờ đó, ngăn chặn sự phát triển của các gai xương, giúp giảm triệu chứng gai cột sống tốt hơn.
Một số thực phẩm giàu canxi nên tích cực sử dụng vào thực đơn hàng ngày như đậu nành, hải sản, sữa…
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đây cũng là loại vitamin tốt cho người bị gai cột sống, giúp các mô xương được tái tạo lại. Góp phần cải thiện những vấn đề về xương khớp.
Một số thực phẩm giàu vitamin D mà người bị gai cột sống nên bổ sung như cá hồi, ngũ cốc, đậu nành, các loại nấm, trứng, sò…
– Nhóm thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là thành phần dưỡng chất tốt cho hệ thống xương khớp, có tác dụng giảm đau, kháng viêm khá tốt. Nhờ đó, sẽ làm chậm lại quá trình thoái hóa xương khớp, giúp đĩa đệm, sụn khớp tăng cường độ dẻo dai…
Bổ sung các thực phẩm giàu axit omega 3 là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bị gai cột sống nên làm gì. Những thực phẩm cung cấp nguồn omega 3 dồi dào như cá mòi, cá thu, cá trích, quả bơ, các loại hạt, dầu oliu, cá hồi…
– Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ
Rau xanh và trái cây là nguồn thực phẩm bổ sung lượng vitamin, chất xơ dồi dào. Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho xương khớp, giúp chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình lão hóa…
Do đó, người bị gai cột sống nên thường xuyên bổ sung rau xanh như rau bina, rau ngót, bông cải xanh, cải xoăn… Kết hợp với đa dạng các loại trái cây có lợi là cam, đu đủ,
1.2. Những thực phẩm nên tránh
Ngoài các thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp, người bị gai cột sống nên tránh các món ăn, thực phẩm gây hại. Bao gồm:
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thực ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…
- Gia vị, thực phẩm cay nóng như ớt, sa tế, hạt tiêu…
- Đồ uống có cồn như rượu bia. Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê…
- Những đồ uống, thực phẩm chứa nhiều phụ gia cũng cần hạn chế sử dụng. Có thể kể đến như nước ngọt đóng chai, nước có gas,…
- Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ ngọt…
- Hạn chế muối và thực phẩm chứa nhiều muối như đồ nướng, các loại hải sản khô, thực phẩm đóng hộp, mì tôm, xúc xích, bim bim…
- Thực đơn hàng ngày cần giảm các chất đạm, thịt đỏ, chất béo…
2. Luyện tập khoa học, điều độ
Những bài tập khoa học và được thực hiện đúng cách sẽ giúp xương khớp giảm đau. Tăng sự dẻo dai cho sụn khớp, đảm bảo hệ xương khớp linh hoạt hơn. Một số bài tập lý tưởng dành cho người bị gai cột sống bao gồm:
2.1. Tập yoga
Yoga là phương pháp hoàn hảo nhằm giúp tình trạng đau nhức, mỏi xương khớp được cải thiện đáng kể. Những bài tập yoga sẽ kéo giãn các cơ, giảm áp lực của gai xương lên rễ dây thần kinh, tủy sống.
Một số động tác yoga hữu ích cho người bị gai cột sống là tư thế đứa trẻ, tư thế rắn hổ mang, tư thế con mèo con bò, tư thế cây cầu, tư thế tam giác,… Để việc tập luyện đạt hiệu quả, tránh gây chấn thương, bạn nên nhờ đến sự hướng dẫn của các huấn luyện viên yoga.
2.2. Đi bộ
Trong các bài vận động cho người bị gai cột sống thì đi bộ được đánh giá là an toàn nhất. Và đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi bị gai cột sống nên làm gì? Thời gian đi bộ lý tưởng cho người bệnh là từ 30 – 45 phút. Tuy nhiên, việc đi bộ cũng cần phải đúng tư thế để mang lại hiệu quả cao.
Người bệnh nên thực hiện đi bô với hai vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng, đầu ngẩng cao, đánh tay đều đặn theo nhịp bước đi. Đi bộ với khoảng cách các bước vừa phải, giữ nhịp thở đều, nhẹ nhàng và ổn định.
2.3. Tập gym
Người bị gai cột sống nếu muốn tập gym vẫn có thể thực hiện để cải thiện bệnh trạng. Việc lựa chọn bài tập nào phù hợp cần được bác sĩ hoặc huấn luyện viên đề xuất. Trong quá trình luyện tập chỉ nên thực hiện với cường độ nhẹ, chủ yếu làm nóng cơ.
3. Xoa bóp mỗi ngày
Xoa bóp mỗi ngày sẽ thúc đẩy lưu thông máu đến hệ thống xương, sụn khớp tốt hơn. Nhờ đó, giảm đau, sưng viêm và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
Bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu tỏi để xoa bóp dọc vùng cột sống lưng, cột sống cổ… Vừa massage nhẹ nhàng, vừa day bấm nhẹ sẽ giúp giảm cơn đau hữu hiệu. Nếu không thể tự mình xoa bóp, bạn có thể nhờ người thân thực hiện giúp.
4. Nghỉ ngơi hợp lý
Để giảm các cơn đau do gai cột sống, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý. Nên tăng thời gian nghỉ ngơi so với trước đây. Khi nghỉ ngơi cần ngồi đúng tư thế và nên có vật tựa lưng ở phía sau. Nếu nằm thì đảm bảo lưng giữ thẳng và nên sử dụng đệm êm. Với cách này sẽ giúp cột sống được thư giãn tốt hơn, cải thiện và xoa dịu các cơn đau.
Như vậy, bài viết đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi bị gai cột sống nên làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Áp dụng những biện pháp trên và tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ nhằm sớm đạt hiệu quả cao.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt