Bị khô khớp nên uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh
Khô dịch khớp là những biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh nghiêm trọng hơn như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Vì vậy, khi được bác sĩ chẩn đoán khô khớp thì câu hỏi đặt ra đầu tiên của hầu hết người bệnh là bị khô khớp nên uống thuốc gì. Để giải đáp cho thắc mắc đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Bị khô khớp nên uống thuốc gì
Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thì sẽ xác định được bị khô khớp nên uống thuốc gì. Nguyên nhân sâu xa của bệnh khô khớp là do thiếu chất dịch để làm trơn. Lúc đó, lớp sụn ở khớp bị mỏng và vôi hóa, đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây nên các cảm giác đau đớn cho bệnh nhân cùng những tiếng kêu lục khục khi cử động.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị khô khớp cho bệnh nhân thường được chỉ định bởi bác sĩ.
Glucosamine
Bình thường, cơ thể có thể tự sản xuất được glucosamine nội sinh. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, glucosamine sản xuất ra không đủ để đáp ứng cho hệ xương khớp của chúng ra, vì thế gây ra bệnh khô dịch khớp. Do vậy, việc bổ sung glucosamine từ bên ngoài vào là rất cần thiết.
Glucosamine là thành phần cấu tạo nên mô sụn của khớp. Vừa có tác dụng phòng ngừa khô khớp cũng rất hiệu quả trong điều trị khớp bị tổn thương. Hơn nữa, glucosamine còn có khả năng kích thích các tế bào ở sụn tăng tổng hợp proteoglycan và ức chế nhiều tác nhân gây hại cho khớp.
Ngoài việc sử dụng để chữa khô khớp thì thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…
Dùng glucosamine kiên trì sẽ giúp khớp của bạn bổ sung tối đa dịch nhầy, từ đó cải thiện chức năng vận động, hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung glucosamine còn giúp tăng quá trình tái tạo các tế bào sụn khớp mới nhằm bổ sung cho phần đang bị tổn thương.
Collagen Type II
Collagen có vô số loại thuộc nhiều type khác nhau. Mỗi loại sẽ có chức năng riêng biệt lên các bộ phận của cơ thể. Trong đó, loại quan trọng cho hệ xương khớp của chúng ta chính là Collagen type II. Đây là thành phần đặc biệt quan trọng cho sụn khớp.
Cũng như Glucosamine, cơ thể chúng ta vẫn có thể tổng hợp được Collagen type II nội sinh. Tuy nhiên, khi tuổi cao, thì lượng Collagen tạo ra không đủ đáp ứng cho cơ thể, vì thế cần phải bổ sung thêm từ ngoài vào.
Bổ sung Collagen thường xuyên giúp hệ khớp dẻo dai, tăng sự linh hoạt,… Từ đó, mọi hoạt động thường ngày như di chuyển, vận động có thể thực hiện dễ dàng hơn.
Kiên trì sử dụng Collagen Type II sẽ đạt được những hiệu quả trông thấy như giảm mọi triệu chứng đau mỏi hoặc cứng khớp mỗi buổi sáng, sụn khớp được tái tạo và tăng khả năng tiết nhờn. Quá trình nuôi dưỡng, kiến tạo sụn được đẩy mạnh. Từ đó giúp chúng ta có một hệ xương khớp chắc khỏe như mong muốn.
Chondroitin
Đây cũng là thành phần đặc biệt quan trọng trong cấu trúc của sụn khớp. Qua đó có khả năng hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý cơ xương khớp trong đó điển hình là bệnh khô khớp.
Đây là thành phần chủ yếu tham gia trong quá trình tạo sụn khớp, bên cạnh đó còn có khả năng ức chế enzym elastase, một thành phần phá hủy sụn, từ đó tăng tác dụng bảo vệ khớp của bạn. Chondroitin ngoài việc giúp xương chắc khỏe hơn thì còn giúp tăng tiết dịch nhầy ở sụn khớp nhằm cải thiện độ đàn hồi, giảm vôi hóa và tăng linh hoạt cho khớp.
Acid Hyaluronic
Acid Hyaluronic là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào sụn khớp. Bổ sung Acid Hyaluronic đều đặn sẽ giúp tăng chất nhờn, làm trơn sụn khớp từ đó giúp khớp hoạt động một cách linh hoạt hơn.
Ngoài ra, Acid Hyaluronic còn có khả năng giảm đau, kháng viêm, đem lại cảm giác thoải mái ở các bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp.
Cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc bổ sung Acid Hyaluronic không chỉ áp dụng đường uống mà còn có thể tiêm trực tiếp vào khớp giúp tăng hiệu quả điều trị hơn. Thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm từ 4 đến 6 mũi trên một liệu trình, lưu ý mỗi tuần chỉ được tiêm một mũi duy nhất. Tác dụng của thuốc chỉ nằm trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, không thể dài hơn.
2. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh khô khớp
Bên cạnh những thắc mắc như khô khớp nên uống thuốc gì thì câu hỏi cần lưu ý gì khi dùng thuốc không cũng được bệnh nhân đặt ra nhiều. Thực tế, khi bị khô dịch khớp thì quá trình sử dụng những loại thuốc tăng chất nhờn là cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất, dưới đây là một số lưu ý.
- Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc chữa khô khớp khi chưa có đơn của bác sĩ. Phải tuân thủ đúng liều, tránh lạm dụng thuốc mà gặp phải tác dụng phụ có hại.
- Ngưng thuốc ngay nếu gặp các triệu chứng nhưng chóng mặt, buồn nôn, nổi ban đỏ,… và báo ngay cho bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
- Những người vừa mới phẫu thuật hay mắc bệnh đái tháo đường thì không nên sử dụng thuốc giúp tăng chất nhờn cho khớp.
- Những loại thuốc giúp bổ sung dịch và chất nhờn chỉ hỗ trợ một vài phần nào đó chứ không thể chữa bệnh hoàn toàn. Do đó cần kết hợp thêm nhiều biện pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Hy vọng bài viết đã giúp mọi người giải đáp được thắc mắc về vấn đề “bị khô khớp nên uống thuốc gì?”. Lời khuyên dành cho bạn là nên khám sức khỏe định kỳ cộng với việc ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập khoa học. Đây mới chính là liều thuốc tốt nhất dành cho sức khỏe của bạn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt