Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền 

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh về xương khớp thường gặp với những người ở độ tuổi trung niên và cao niên. Hiện nay trong Tây y có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Mặc dù Tây y cho kết quả điều trị nhanh chóng và cắt đứt các cơn đau tức thời nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ và bệnh nhân thường lệ thuộc nhiều vào thuốc. 

Chính vì vậy mà các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền – Đông y được nhiều người tìm kiếm.

1. Cách hiểu về thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền và theo Tây y có gì khác nhau?

Dù là điều trị theo Tây y hay Đông y thì vấn đề thoái hóa khớp gối đều là căn bệnh mạn tính và cần có những biện pháp chữa trị lâu dài, hiệu quả để hạn chế những đau đớn và biến chứng nặng nề cho bệnh nhân. Tuy nhiên ở các khía cạnh khác nhau, Đông y và Tây y cũng có những cách hiểu khác nhau về bệnh thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối theo Tây y 

Trong Tây y, thoái hóa khớp gối được hiểu là phần sụn khớp bị tổn thương hay bào mòn dẫn đến thoái hóa, phần mấu xương dư thừa có thể mọc lòi ra dẫn đến chèn ép dây thần kinh hoặc các cơ quan xung quanh, gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh.

Trong Tây y, thoái hóa khớp gối là những tổn thương hoặc sự bào mòn lớp sụn khớp và hình thành các gai xương
Trong Tây y, thoái hóa khớp gối là những tổn thương hoặc sự bào mòn lớp sụn khớp và hình thành các gai xương

Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền 

Trong Đông y, thoái hóa khớp gối nằm trong phạm vi chứng Tý (bệnh Tý) hay chứng Tích Bối thống. Tức là máu và oxy kém lưu thông nên không đủ khả năng cung cấp cho hệ xương, khớp khiến cho sức khỏe các khớp suy yếu, mất sức đề kháng và dẫn đến chứng phong thấp.

2. Căn nguyên dẫn đến thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, nguyên nhân của bệnh thường xuất phát từ các yếu tố sau:

Nội thương (cơ địa)

Nghĩa là lý do sẽ xuất phát từ chính cơ thể của người bệnh hay quá trình lão hóa tự nhiên. Những người ở độ tuổi trung và cao niên, người mắc các bệnh mạn tính có thể khiến cho các nội tạng trong cơ thể giảm lưu thông khí huyết, gây ra tình trạng ê mỏi, đau nhức trong khớp gối.

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khó tránh khỏi khi bước sang độ tuổi trung và cao niên
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh khó tránh khỏi khi bước sang độ tuổi trung và cao niên

Ngoại nhân (thay đổi môi trường)

Các tác nhân bên ngoài như sự thay đổi của thời tiết khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và gây ra các cơn đau nhức. Các yếu tố như tà thấp (ẩm thấp), hàn (lạnh) và phong (gió) tác động đến cơ thể khiến quá trình lưu thông khí huyết bị hạn chế, máu không đến được các khớp, ứ đọng gây sưng, đau nhức, tê cứng các khớp.

Hầu hết theo Y học cổ truyền, các bệnh thuộc chứng Tý thường không xuất phát từ một nguyên nhân đơn độc mà đi kèm với nhiều yếu tố khác. Các vấn đề như môi trường làm việc ẩm thấp, mang vác nặng, làm việc nhiều, mất ngủ, stress, ăn uống thiếu chất, ít vận động,… cũng là yếu tố khiến chức năng của khớp gối suy yếu dẫn đến đau nhức.

3. Biểu hiện của thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền

Các biểu hiện ở nhóm chứng Tý

Cơn đau nhức khớp xuất hiện nhiều vào ban đêm, đau nhiều khi trời gần sáng, lúc trời mưa, ẩm ướt, thời tiết hanh khô. Những lúc chuyển mùa hoặc khi có thời tiết có sự thay đổi bất thường, khi vận động mạnh, đi lại nhiều, các cơn đau khớp gối tăng dần và dữ dội hơn.

Trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện cơn đau, mỏi toàn thân, khí huyết hư, can thận hư, mạch trầm tế, ù tai, đi tiểu nhiều lần, đau nhức nhiều ở vùng thắt lưng và đầu gối, khớp bàn chân.

Các cơn đau nhức đầu gối xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết thay đổi
Các cơn đau nhức đầu gối xuất hiện nhiều hơn khi thời tiết thay đổi

Các biểu hiện ở nhóm chứng Tích Bối thống 

Người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau chạy dọc vùng cột sống lưng bởi đây là nơi mạch Đốc và kinh Túc Thái dương đi qua.

Cảm giác lạnh vùng sống lưng rồi lan xuống các cơ bắp ở đùi, khớp gối và bàn chân tê cứng, khó cử động đứng lên, ngồi xuống và bước đi. Người bệnh sẽ tiểu tiện nhiều lần, có thể có cảm giác đau, trì trệ, khó chịu vùng vai gáy.

4. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền

Sử dụng phương pháp Đông y trong điều trị bệnh thoái hóa khớp sẽ cho tác dụng lâu dài và an toàn hơn đối với bệnh nhân. Tùy vào mức độ nguy hiểm của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hoặc các bệnh lý nền khác mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Một số phương pháp hữu hiệu được áp dụng phổ biến hiện nay trong điều trị các bệnh lý xương khớp bao gồm:

Các bài thuốc Đông y 

Các bài thuốc Đông y được sử dụng có tác dụng hạn chế các triệu chứng, giảm cơn đau nhức, giúp hệ xương khớp nhanh chóng hồi phục chức năng.

Thang thuốc 1 gồm:

  • Sinh địa, độc hoạt, đảng sâm, đương quy, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, mỗi loại 12g.
  • Xuyên khung, tần giao, cam thảo bắc, quế chi, mỗi loại 8g.
  • Bạch dược, phòng phong, phục linh, mỗi loại 10g
  • Tang ký sinh 16g.

Thang thuốc 2 gồm:

  • Lá lốt, thiên niên kiện, mỗi loại 10g.
  • Hà thủ ô, cỏ trinh nữ, sinh địa, mỗi loại 12g.
  • Cỏ xước, phục linh, mỗi loại 16g.
  • Quế chi 8g.

Thang thuốc 3 gồm:

  • Huyết kê đằng, đương quy, dạ giao đằng, tang chi, mỗi loại 20g.
  • Cam thảo, một dược mỗi loại 10g.
  • Ngân hoa, tang ký sinh, liên kiều, ngưu tất, tần giao, hoàng kỳ, mỗi loại 16g.

Thang thuốc 4 gồm:

  • Sinh khương, phục linh, mỗi loại 20g.
  • Nhục quế, can khương, mỗi loại 10g.
  • Xương truật, bạch thược, hậu phác, bán hạ, bạch chỉ, xuyên khung, mỗi loại 12g.
  • Đương quy, can địa hoàng, mỗi loại 30g.
  • Ma hoàng 16g.
thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền
thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền

Xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị thoái hóa khớp gối 

Đây là một phương pháp giúp người bệnh thư giãn gân cốt, khí huyết lưu thông và giảm đau hiệu quả, an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Phương pháp này sử dụng các lực từ ngón tay và bàn tay tác động đến các huyệt trong cơ thể để tăng cường tuần hoàn máu, giải phóng các vùng bị trì trệ, giảm các cơn đau nhức và chứng tê cứng chi dưới.

Châm cứu trong Đông y 

Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị trong Đông y được áp dụng điều trị các bệnh lý xương khớp từ xưa đến nay. Châm tả hay cứu tả sẽ giúp điều trị căn nguyên của bệnh, giảm đau, tăng cường khí huyết và nuôi dưỡng các khớp, ngăn ngừa các mối nguy cơ bệnh tái phát.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7