Các bài thuốc chữa gút hiệu quả, an toàn ít người biết
Gút (gout) là một dạng bệnh viêm khớp rất phổ biến và diễn biến khá phức tạp. Đó là tình trạng các khớp bị sưng tấy, nóng đỏ và kèm theo những cơn đau dữ dội. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các khớp chân, ngón chân, mắt cá chân, đầu gối và các khớp ngón tay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các bài thuốc chữa gút hiệu quả, an toàn ít người biết.
Nội dung bài viết
1. Gút là bệnh gì?
Gút là một bệnh viêm khớp, xảy ra rất đột ngột, luôn kèm theo những cơn đau nhức dữ dội và triệu chứng sưng đỏ ở một số vị trí khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái.
Bệnh thường xảy ở một khớp trong một thời điểm nhất định, nhưng cũng có thể ảnh hưởng nhiều vị trí cùng lúc. Những cơn đau sẽ ghé thăm rất đột ngột, thường vào ban đêm kèm theo cảm giác đau đớn quằn quại, khớp sưng đỏ, nóng ran.
Trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện, các cơn đau không xảy ra liên tục, mà cách nhau rất lâu, thậm chí trong năm chỉ từ một đến vài lần. Tuy nhiên, nếu như không điều trị sớm, để bệnh cứ tự nhiên tiến triển, các cơn đau cấp tính sẽ tấn công thường xuyên hơn. Điều này không những làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khi phải đối mặt với sự đau đớn, mà còn ảnh hưởng đến những phần xương khác và làm khớp bị hư hại.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút
Bệnh gút hình thành do nguyên nhân gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều người rất tò mò. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh là điều kiện cần thiết để phòng tránh và có những bài thuốc chữa gút hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh gút ghé thăm bạn:
- Khi nồng độ axit uric trong máu bạn tăng cao, dẫn đến thừa axit uric trong máu. Lượng axit uric tăng lên do chế độ ăn uống hàng ngày chứa nhiều protein và chất purin có trong các loại thịt, nhất là thịt gai cầm. Ngoài ra, cũng có thể do bệnh nhân đã lạm dụng một số loại thuốc (như thuốc lợi tiểu), làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự hình thành các tinh thể urate tồn tại bên trong các ổ khớp. Sự tích tụ các tinh thể này gây ra những cơn đau quằn quại, chỉ cần va chạm nhẹ cũng khiến bệnh nhân đau đớn.
- Tuổi tác và giới tính: Bệnh gút xuất hiện nhiều ở người cao tuổi và nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ. Tuy nhiên, không hẳn nữ giới hoàn toàn miễn nhiễm với gút. Những phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh cũng có nồng độ Axit uric trong máu cao gần bằng nam giới.
- Béo phì, thừa cân là một trong những lý do chủ yếu mà bệnh gút sớm ghé thăm bạn. Ở những đối tượng bị béo phì, lượng axit uric tiết ra cũng nhiều hơn so với người bình thường. Chính vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thức ăn chứa nhiều protein, nhiều thịt, hải sản,… các đồ uống quá ngọt hoặc chất men như bia rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.
- Chấn thương hoặc phẫu thuật trong khoảng thời gian gần cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Ngoài những nguyên nhân làm tăng lượng axit uric trong máu ra, bệnh gút còn có tính di truyền. Nếu như một người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gút, thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
3. Triệu chứng bệnh gút
Các đợt tấn công của bệnh gút thường đến rất đột ngột và chủ yếu vào lúc nửa đêm, kèm theo biểu hiện đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ ở các khớp. Triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Đau nhức ở khớp: bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau khớp dữ dội, chỉ cần tác động rất nhẹ cũng khiến bệnh nhân gần như không chịu được. Khớp lớn của ngón chân cái là vị trí mắc bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, gút cũng có thể xuất hiện ở khớp đầu gối, mắt cá chân, cổ chân, khớp ngón tay, khuỷu tay,…
- Trong giai đoạn đầu, thỉnh thoảng bệnh nhân mới phải đối diện với những đợt gút ghé thăm, thậm chí một năm chỉ từ một đến vài lần. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng hơn, các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài đến vài tuần. Điều đó làm cản trở việc sinh hoạt hàng ngày, nhất là lúc di chuyển và làm ảnh hưởng đến những vị trí khớp khác.
- Các khớp bị gút có biểu hiện sưng to, nóng đỏ, nếu để lâu ngày còn có hiện tượng viêm khớp.
4. Thuốc chữa gút
Điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây
Phương pháp điều trị bệnh gút chủ yếu là bằng thuốc Tây. Dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Việc sử dụng thuốc Tây để chữa gút giúp làm giảm các cơn đau cấp tính, chống viêm nhiễm, giảm nguy cơ gây biến chứng và hạn chế sự tấn công của bệnh về sau.
Có 2 loại thuốc chữa gút phổ biến hiện nay, bao gồm thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, chủ yếu được dùng để uống. Những dạng thuốc này sẽ giúp làm giảm bớt các cơn đau và chống viêm nhiễm ở những khớp bị ảnh hưởng bởi gút.
4 bài thuốc chữa gút trong dân gian cực kỳ đơn giản
Hiện nay, những bài thuốc chữa gút bằng thảo dược thiên nhiên được áp dụng rất phổ biến và đem lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian được vận dùng nhiều nhất trong chữa trị bệnh gút.
Lá tía tô
Lá tía tô là một loại thảo dược có công dụng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Tinh dầu chứa trong lá tía tô giúp làm giãn nở mạch máu, nên sẽ làm hạn chế hiện tượng sưng đỏ, viêm khớp. Không những thế, lá tía tô còn có tác dụng giữ được độ ấm cho sụn khớp, giúp đào thải lượng axit uric thừa trong máu ra ngoài.
Có 2 cách sử dụng bài thuốc này, bao gồm sắc nước uống (giống như pha trà) và dùng lá đâm nhuyễn đắp lên các khớp bị ảnh hưởng bởi gút. Kết hợp hợp cả 2 cách này sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Cây sói rừng
Cây sói rừng là một vị thuốc chữa gút hay, được ứng dụng nhiều trong những bài thuốc giảm đau, tiêu viêm, hoạt huyết cho cơ thể. Ngoài ra, loài cây này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và lưu thông khí huyết.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản, dùng rễ cây sói rừng đun với lượng nước vừa đủ, dùng nước sắc thuốc thay nước lọc uống trong ngày. Chỉ sau 2 ngày sử dụng, người bệnh sẽ thấy các cơn đau và biểu hiện sưng đỏ sẽ giảm đáng kể.
Chuối hột
Quả chuối hột, nhất là chuối hột rừng có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Là một trong những vị thuốc chữa bệnh xương khớp, tiểu đường và tăng huyết áp,… Đặc biệt, với công dụng bổ thận, chuối hột cũng được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh gút.
Vận dụng loại thảo dược này trong phương thuốc chữa gút cần kết hợp với một số nguyên liệu khác, bao gồm củ ráy rừng, tì giải và khổ qua. Sử dụng những nguyên liệu đó sao vàng hạ thổ để sắc uống hàng ngày.
Chữa bệnh gút bằng nước dừa và lá trầu không
Trong nước dừa có chứa chất kali và đến hơn 90% là nước. Do đó, uống nước dừa rất có lợi cho thận, lợi tiểu giúp đào thải lượng chất axit uric thừa trong máu, cũng như các tinh thể urat trong ổ khớp. Do đó uống nước dừa thường xuyên có thể giúp kìm hãm quá trình tiến triển bệnh gút nặng hơn.
Lá trầu không xưa nay thường được các thầy thuốc coi như vị thuốc quý trong bài thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy và đau nhức. Đây cũng là một vị thuốc hiệu quả để trị gút.
Cách dùng: Lấy lá trầu không xắt nhỏ, ngâm trong nước dừa ngay bên trong quả dừa đó khoảng 30 phút là có thể chắt nước uống. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc này vào buổi sáng trước khi ăn và dùng mỗi ngày trong khoảng thời gian 1 tuần.
Chữa bệnh bằng thuốc nam là phương pháp khá lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng những bài thuốc này nên có chế độ ăn kiêng một số loại thực phẩm phản ứng với các chất trong thuốc.
Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp phổ biến, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ. Bệnh nhân khi phải đối mặt với những cơn đau dữ dội, kèm theo biểu hiện sưng đỏ sẽ rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi đi lại. Không dừng lại ở đó, để lâu ngày bệnh còn làm tổn thương đến những phần xương khớp khác, có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Khi thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức, biểu hiện bất thường tại các khớp, nên đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh những biến chứng không mong muốn nguy hại đến sức khỏe sau này.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt