Cách phòng và chữa bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Trong các căn bệnh về xương khớp thì gai đôi cột sống bẩm sinh là một căn bệnh khá là hiếm gặp nên có thể với nhiều người thì họ chưa nghe tới căn bệnh này. Chính vì vậy mà những thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh còn khá là ít ỏi nên sẽ khiến các bạn khó có thể hiểu được căn bệnh này một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Vậy nên trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề gai đôi cột sống bẩm sinh là gì cùng với những cách phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất.

Gai đôi cột sống bẩm sinh là gì?

Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh thường xảy ra tại đốt sống L5 – S, hình thành khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Bệnh xuất hiện do trong quá trình phân bào cột sống, ống sống và dây thần kinh cột sống không được khép kín nên bị tách làm đôi. Cho tới ngày nay thì chúng ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh là gì. Nhưng các bác sĩ đều chẩn đoán là do dinh dưỡng người mẹ nạp vào trong thời kỳ mang thai không được đầy đủ.

Bệnh gai đôi cột sống được chia làm ba loại gồm:

  • Gai đôi cột sống thể ẩn: Đây là loại mà có nhiều người mắc phải nhất, bệnh ở thể nhẹ, lành tính, khe hở rất hẹp nên không gây thoát vị các thành phần của tủy sống.
  • Gai đôi cột sống có nang: Đây là loại bệnh ở thể nặng nhất vì nó sẽ khiến cho người bệnh có thể mất chức năng một phần cơ thể. Cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không thể cải thiện được chức năng của dây thần kinh tủy sống.
  • Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Đây là dạng bệnh rất hiếm gặp và có mức độ nguy hiểm rất cao khi nó có thể gây tử vong. Bệnh xuất hiện khối thoát vị ở vùng thắt lưng, do khe hở quá lớn phần ống sống thông trực tiếp với phần mềm phía ngoài.
Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh hình thành ngay khi thai nhi còn trong bụng mẹ

Gai đôi cột sống có nguy hiểm không?

Tuy rằng bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh không phải là bệnh lý xương khớp phổ biến nhưng nó có thể xảy ra ở bất cứ trẻ em nào. Đây là một căn bệnh rất khó phát hiện nên nếu như cha mẹ không phát hiện và điều trị sớm cho bé thì sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. 

  • Tùy vào vị trí, kích thước dị tật trên cột sống thì các chuyên gia sẽ xác định mức độ nguy hiểm của bệnh. Theo đó thì các khớp xương ở cuối cột sống hoặc vùng thắt lưng là nơi thường xuất hiện gai đôi cột sống phổ biến nhất. Nếu không điều trị đúng cách thì sẽ gây liệt dây thần kinh tại vị trí có gai xương dẫn đến đau dây thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động, đại, tiểu tiện.
  • Căn bệnh này còn gây ra tình trạng nứt đốt sống và nén tủy sống sẽ gây ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn, đồ uống của trẻ, khiến trẻ biếng ăn gây sụt cân, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, gai đôi cột sống bẩm sinh còn có thể gây tổn thương cho não, làm cho trẻ chậm nhớ, mau quên, ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và sinh hoạt sau này.
  • Nghiêm trọng hơn là trong một số trường hợp, trẻ có thể bị tử vong khi mắc phải bệnh này.
Gai đôi cột sống bẩm sinh thường gặp ở trẻ em

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Sau khi hiểu được bệnh gai đôi cột sống là gì và những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra thì điều mà các bạn cần quan tâm nhất chính là cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán xem trẻ có bị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh hay không. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn khác nhau.

Thứ nhất là các phương pháp chẩn đoán gai đôi cột sống bẩm sinh khi còn trong thai nhi bao gồm:

  • Siêu âm: Là phương pháp phổ biến và nhanh chóng nhất sẽ giúp nhìn thấy được các gai xương của thai nhi thông qua hình ảnh siêu âm.
  • Xét nghiệm AFP: Là phương pháp xét nghiệm nhằm đo nồng độ AFP (dạng protein do thai nhi sản xuất ra) đi vào trong máu người mẹ. Nếu như nồng độ AFP cao thì thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật.
  • Chọc ối: Cũng là một dạng xét nghiệm nồng độ AFP thông qua nước ối xung quanh thai nhi.

Các phương pháp chẩn đoán gai đôi cột sống bẩm sinh khi trẻ đã được sinh ra:

  • Chụp X – quang: Là phương pháp sử dụng các chùm tia X có bức xạ cao, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng. Nhờ đó sẽ tạo hình ảnh và các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh này để chẩn đoán bệnh.
  • Cộng hưởng MRI: Là phương pháp dùng kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Ưu điểm của phương pháp này là nó có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết hơn so với siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT…
Hình ảnh chụp gai đôi cột sống bẩm sinh

Phương pháp chữa trị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Ngày nay, có nhiều phương pháp chữa trị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp sau đây sao cho phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối với bé:

  • Dùng thuốc tây y: Các bác sĩ cho kê cho trẻ những loại thuốc như: paracetamol, codein, ibuprofen… nếu trong trường hợp bệnh tình của trẻ nhẹ và giúp trẻ giảm đau.
  • Dùng thuốc Đông y: Đây cũng là một phương pháp an toàn, lành tính cho trẻ bị gai đôi cột sống bẩm sinh ở dạng nhẹ nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên thời gian lành bệnh sẽ rất lâu mà hiệu quả điều trị cũng không cao nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. 
  • Dùng kem bôi ngoài da: Các lọ thuốc dạng kem hoặc gel thường chứa aspirin giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, dịu nhanh các cơn đau cho trẻ khi thoa thuốc.
  • Vật lý trị liệu: Với phương pháp này thì trẻ sẽ được châm cứu, bấm huyệt, massage tại vùng bị đau giúp lưu thông máu, hạn chế sự chèn ép lên các dây thần kinh.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp gai xương tạo nên khối thoát vị trên bề mặt da làm cho các rễ thần kinh có hiện tượng bị chèn ép thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Biện pháp phòng tránh bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Bên cạnh việc nắm được bản chất của bệnh gai đôi cột sống là gì thì đồng thời, các bạn cần phải biết được những biện pháp giúp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh một cách tối ưu nhất.

  • Theo đó thì người mẹ khi có ý định mang thai cần phải uống uống acid folic đều đặn trong cả quá trình mang thai với hàm lượng hợp lý sẽ giúp giảm tình trạng dị tật ở trẻ. 
  • Ngoài ra, các mẹ cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa những dưỡng chất quan trọng như khoáng chất, protein, vitamin, đặc biệt là vitamin D, vitamin K và canxi để ngăn ngừa bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh cho bé.
  • Đồng thời, mẹ cũng nên chú ý thực hiện lối sống, sinh hoạt lành mạnh như không làm việc quá sức, thức khuya, sử dụng các chất kích thích, chăm chỉ vận động cơ thể… sẽ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn.

Thông qua bài viết thì chắc chắn các bạn độc giả đã phần nào hiểu được rõ hơn về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh là gì và cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy chú ý thực hiện những biện pháp ngăn ngừa tối đa bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh nhằm tạo điều kiện cho thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7