Cách ứng phó với đau vai gáy phù hợp theo từng mức độ

Đau vai gáy ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều ở dân văn phòng, khiến hiệu suất công việc giảm sút. Do đó, để ứng phó với hiện tượng vai gáy bị đau, các bạn hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để cải thiện bệnh trạng hiệu quả, an toàn.

Đau vai gáy là bệnh lý có liên quan đến mạch máu vùng vai gáy và hệ thống cơ xương khớp. Đây là tình trạng co cứng ở cơ vùng vai gáy, gây đau nhức kèm theo những hạn chế nhất định trong việc quay đầu, quay cổ. Bệnh sẽ rõ nét hơn vào buổi sáng, khi ngủ dậy.

Ban đầu, các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, sau đó nếu không được khắc phục kịp thời thì tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, để việc điều trị đạt hiệu quả thì ngay từ giai đoạn bệnh nhẹ, các bạn nên sớm đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán, xác định mức độ bệnh. Từ đó, có phương án điều trị sớm, đúng chuẩn nhằm đạt hiệu quả cao. 

1. Ứng phó với đau vai gáy mức độ nhẹ

Trong trường hợp, đau vai gáy mức độ nhẹ chủ yếu liên quan đến hiện tượng co mạch hoặc thiếu máu ở vùng vai gáy. Lúc này, các cơn đau chỉ thoáng qua và không xuất hiện thường xuyên. Vì thế, các biện pháp được chỉ định lúc này cũng khá đơn giản, đó là:

  • Chú ý đến vận động ở vùng cổ, vai gáy: Không nên cố gắng để thực hiện những hành động là quay cổ hay quay đầu sẽ càng làm cho bệnh trạng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh đau vai gáy chỉ nên nhẹ nhàng và từ từ thực hiện động tác xoay cổ. Tuy nhiên, việc xoay cổ chỉ thực hiện theo khả năng hiện tại, chứ không nên làm gắng sức và xoay quá mức khả năng chịu đựng. Đồng thời, việc nghiêng đầu hay quay đầu cũng nên hạn chế. Chỉ thực hiện khi cần thiết và không nên duy trì quá lâu nhằm giúp bệnh tự phục hồi.
  • Không nên ngồi trong điều hòa và ngồi trước quạt: Tình trạng cơ bị co cứng và các cơn đau sẽ gia tăng nếu như người bệnh ngồi ngay trước đầu quạt hay ngồi trong điều hòa. Vì thế, nếu không thực sự cần thiết thì nên tránh sử dụng quạt và điều hòa để bệnh tình sớm thuyên giảm.
  • Chườm ấm hoặc massage vùng cổ vai gáy: Để khí huyết lưu thông và giảm đau vai gáy, đau mỏi vùng cổ, các bạn có thể tiến hành chườm túi ấm hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khu vực này. Ngoài ra, người bệnh đau vai gáy có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân xoa bóp vùng cổ vai gáy trong thời gian 10 – 15 phút. Cách này khá đơn giản nhưng lại giúp các cơ được giữ giãn tốt hơn, giúp máu lưu thông và giảm đau hiệu quả.
dau-vai-gay_12
Xoa bóp, massage điều trị đau vai gáy mức độ nhẹ
  • Dùng nước ấm để tắm: Dùng nước ấm để tắm vừa giúp khí huyết lưu thông, thư giãn các cơ. Đồng thời, lại tốt cho sức khỏe. Vì thế, với những người đau vai gáy càng cần lưu ý đến vấn đề này và tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh.

Với những trường hợp đau vai gáy mức độ nhẹ chỉ cần áp dụng đúng cách những phương pháp trên thì chỉ sau 2 – 3 ngày, các cơn đau sẽ giảm hẳn và thoát khỏi tình trạng vai gáy bị đau nhức khó chịu.

2. Ứng phó đau vai gáy mức độ trung bình

Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng đau vai gáy vẫn không thuyên giảm, thậm chí các cơn đau còn nhiều hơn thì cần thay đổi phương pháp điều trị. Lúc này, một số thuốc điều trị sẽ được áp dụng bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm: Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà người bệnh sẽ sử dụng loại thuốc khác nhau. Thông thường sẽ là Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,… Tác dụng của loại thuốc này vừa nhằm chống lại các phản ứng viêm vừa hỗ trợ giảm đau nhanh.
dau-vai-gay_13
Người bị đau vai gáy mức độ trung bình sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau và chống viêm như Paracetamol
  • Giảm đau bằng cách sử dụng miếng dán: Ngoài dùng thuốc giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định thêm việc dùng miếng dán Salonpas để giảm đau. Thành phần của miếng dán này có chứa chất chống viêm non-steroid có tên là Methyl Salicylat. Chất này sẽ thấm qua da và mang lại hiệu quả giảm đau khá tốt.
  • Thuốc giãn cơ: Để ngăn chặn những cơn co thắt quá mức nhằm giảm đau cho người bệnh thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm thuốc giãn cơ. Tiêu biểu như thuốc Decontractyl.
  • Bổ sung các loại vitamin nhóm B: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B là vitamin B1, B12, B6. Mục đích của những loại vitamin này là giúp thần kinh được tăng khả năng dẫn truyền. Vì thế, giúp giảm co cơ và giảm đau, thúc đẩy khí huyết lưu thông tốt hơn. Lưu ý: Nếu đau vai gáy mức độ trung bình mà không xuất phát từ nguyên nhân là co thắt mạch máu và thoái hóa thì tuyệt đối không xoa bóp cho bệnh nhân. Bởi việc tác động không đúng nguyên nhân chỉ càng làm cho người bệnh đau thêm.

3. Ứng phó đau vai gáy mức độ nghiêm trọng

Nếu đau vai gáy ở mức độ nghiêm trọng với các cơn đau dữ dội, dai dẳng và thường xuyên thì biện pháp điều trị được áp dụng bao gồm:

  • Thực hiện châm cứu: Phương pháp này sẽ châm cứu vào các huyệt chính xác nhằm giúp các dây thần kinh được điều hòa lại hoạt động. Nhờ đó, góp phần giảm đau nhờ khả năng giảm co thắt cơ, mạch máu.
  • Tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cho người bị đau vai gáy nhằm làm mềm cơ và kích thích thần kinh ở mức độ mạnh hơn. Các loại thuốc thường được dùng là Novocain, Lidocain… Tuy nhiên, việc tiêm cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm và phải được theo dõi cẩn thận nhằm phòng tránh sự cố xảy ra.
dau-vai-gay_14
Tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cho người bị đau vai gáy mức độ nặng

Ngoài những biện pháp kể trên, khi bị đau vai gáy, người bệnh cũng cần lưu ý đến các yếu tố:

  • Nên lựa chọn các bài tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe và cơ địa của mình. Đặc biệt, nên chọn các bài tập tốt cho vùng vai gáy, vùng cổ như yoga…
  • Không nên ngồi quá lâu một tư thế khi học, làm việc. Thay vào đó, cứ sau 1 tiếng nên đứng lên vận động tại chỗ vai, cổ, gáy, tứ chi, cột sống… để giúp khí huyết lưu thông.
  • Nên phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực cho vùng vai, cổ, cột sống…
  • Có tư thế ngồi làm việc, học tập, đánh máy, đọc sách đúng chuẩn, tránh cúi gập cổ quá lâu…
  • Chú ý đến chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Đặc biệt, phải ăn đủ chất và tăng cường bổ sung các khoáng chất tốt cho xương khớp như canxi, kali, vitamin E, B, C…

Trên đây là một số cách ứng phó với đau vai gáy theo từng mức độ. Hy vọng với thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp các bạn sớm khắc phục tình trạng đau mỏi cổ, vai gáy an toàn và hiệu quả.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7