Tìm hiểu từ A – Z về căn bệnh đau vai gáy
Hiện tượng thần kinh cơ bị rối loạn xảy ra bởi co cứng cục bộ hay do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ được gọi là đau vai gáy. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải trước xu hướng trẻ hóa của bệnh. Vậy hiện tượng đau vai gáy là gì, phương pháp chẩn đoán, điều trị ra sao và phòng ngừa bệnh như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết.
Nội dung bài viết
1. Tại sao bị đau vai gáy?
Bệnh có thể hình thành do nhiều yếu tố. Nó có thể xảy ra bởi những hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc đó là sự cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Nguyên nhân chủ quan
- Vận động, tập thể thao quá sức
Việc rèn luyện, vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe là việc tốt. Tuy nhiên, những cơn đau mỏi vai gáy sẽ xuất hiện nếu bạn tập luyện quá sức hay không đúng kỹ thuật. Hãy nhớ luôn khởi động kỹ càng trước khi tập luyện.
- Yêu cầu bắt buộc của công việc
Những nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,… thường phải ngồi lâu ở một tư thế là nguyên nhân chính gây mỏi vai gáy. Việc ngồi lâu một tư thế làm quá trình lưu thông máu ở cột sống cổ bị ảnh hưởng. Những cơn đau nhức dần xuất hiện khi các cơ ở vùng cổ và vai bị chèn ép. Bạn nên điều chỉnh tư thế khoảng 30 phút mỗi lần, nếu công việc của bản phải ngồi thường xuyên.
- Nằm ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế, ví dụ như ngủ gục trên bàn, nghiêng đầu một bên hay dùng gối quá cao,… là một trong lý do khiến bạn thường xuyên bị đau nhức vai gáy. Khi đó mạch máu bị chèn ép, máu vùng cổ kém lưu thông gây nhức mỏi mỗi khi bạn tỉnh giấc.
- Do chấn thương gây ra
Những cơn đau nhức vai gáy có thể xảy ra gián tiếp bởi các chấn thương vùng vai gáy do mang vác vật nặng, chơi thể thao, tai nạn,… làm tổn thương gân, dây chằng, đốt sống,…
- Thiếu chất dinh dưỡng
Nguy cơ bị đau vai gáy do thiếu hụt một số vitamin hay canxi khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì gây nhức mỏi phần cổ và xung quanh bả vai.
Nguyên nhân khách quan
Không chi là đau nhức thông thường, đau vai gáy là dấu hiệu thông báo bạn có thể bị mắc những bệnh lý về xương khớp như:
- Thoái hóa cột sống cổ.
- Vôi hóa cột sống.
- Viêm bao khớp vai.
- Rối loạn khớp bả vai.
2. Triệu chứng của bệnh
- Cơn đau mỏi xuất hiện sau khi ngủ dậy hay làm việc nặng, ngồi lâu ở một tư thế,…
- Khi ho, hắt hơi, xoay cổ,… cơn đau sẽ tăng lên và chỉ giảm khi nghỉ ngơi.
- Bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt,…
- Gây đau đớn và mất ngủ về đêm.
- Cơn đau có thể lan sang cả vần cánh tay và bả vai, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
- Khi thay đổi thời tiết đột ngột, vùng vai gáy của bạn sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội, tê mỏi rất khó chịu.
- Trường hợp bệnh chuyển biến tệ, chỉ cần một cái chạm nhẹ ngoài vùng da gáy học vùng da cánh tay cũng có cảm giác đau rõ rệt.
- Nếu không chữa trị kịp thời, vùng cổ và vai, gáy của bệnh nhân có thể bị cứng cục bộ, đau đớn, làm hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.
3. Những phương pháp chẩn đoán bệnh
- Chụp X- quang.
- Xét nghiệm bằng phương pháp điện cơ EMG.
- Xét nghiệm máu.
- Chụp MRI.
- Chụp cắt lớp (CT scan).
4. Những phương pháp điều trị bệnh
Khi xuất hiện những cơn đau vai gáy, lời khuyên cho bạn là hãy đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị. Từ những triệu chứng của bệnh, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Điều trị khi bệnh mới xuất hiện triệu chứng khởi phát
Với trường hợp nhẹ do sự thiếu máu hoặc co thắt mạch, bệnh sẽ khỏi trong vòng 2 – 3 ngày.
- Hạn chế quay đầu hoặc cổ.
- Các cơn đau và cơ bị co cứng sẽ nặng thêm nếu bạn ngồi trước quạt và ngồi điều hòa.
- Chườm ấm khoảng 20 phút vùng bị đau.
- Xoa bóp nhẹ nhàng phần vai gáy giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nhẹ cơn đau.
- Sử dụng nước ấm để tắm thay vì nước lạnh.
Điều trị khi bệnh ở mức độ vừa
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để điều trị nếu các phương pháp áp dụng trong giai đoạn nhẹ không khỏi như:
- Thuốc giảm đau paracetamol, diclofenac.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Piroxicam, Meloxicam Celecoxib
- Miếng dán Salonpas.
- Thuốc giãn cơ decontractyl để điều trị những cơn co thắt mạch quá mức, giúp giảm đau.
- Uống bổ sung vitamin nhóm B như B1, B6, B12 để tăng dẫn truyền thần kinh.
Giai đoạn nặng
Trường hợp dùng thuốc không hiệu quả, bạn có thể điều trị bằng những cách sau:
- Châm cứu: Bác sĩ sẽ dùng kim châm để tác động và vùng huyệt giúp lưu thông khí huyết, giảm đau.
- Sử dụng phương pháp bấm huyệt.
- Trị liệu bằng nhiệt: Phương pháp này giúp nâng cao tuần hoàn, giảm đau, chống viêm cho người bệnh.
- Sóng ngắn: Giảm phù nề, chống viêm, tăng cường chuyển hóa, giảm triệu chứng đau vai gáy bằng phương pháp dùng sóng âm tạo nhiệt nóng sở sau bên trong.
- Chấm dứt các cơn kích thích thần kinh mạnh và làm mềm cơ bằng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như novocain, lidocain. Tuy nhiên, thuốc này chỉ sử dụng theo liệu trình của bác sĩ, không được tự ý mua về sử dụng.
5. Phòng ngừa đau vai gáy
Để phòng ngừa đau vai gáy một cách hiệu quả, mọi người có thể sử dụng những phương pháp sau:
- Không nên ngồi quá lâu và ngồi sai tư thế.
- Không nên làm việc, luyện tập quá sức, tránh mang vác đồ vật nặng gây ảnh hưởng đến vai và cột sống cổ.
- Ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng (canxi, vitamin D), hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, thức ăn nhanh và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Chú ý đến thói quen sinh hoạt thường ngày, nghỉ ngơi hợp lý.
- Chọn những bài tập rèn luyện cơ thể nhẹ nhàng như yoga, aerobic, thiền, đi bộ, bơi lội,… để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh đau vai gáy. Thêm vào đó, mọi người nên theo dõi tình trạng sức khỏe, đến khám tại cơ sở y tế uy tín khi có những biểu hiện của bệnh, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt