Cảnh giác với chứng viêm khớp ở trẻ em

Các dấu hiệu như đau nhức, mỏi, sưng tấy đỏ, …. ở trẻ em rất hay bị bỏ qua hoặc xem nhẹ vì người lớn thường quan niệm rằng trẻ em không bị viêm khớp mà chỉ có người già mới bị. Nếu không do va chạm, những dấu hiệu trên chính là hồi chuông cảnh báo chứng viêm khớp ở trẻ.

Cảnh giác với chứng viêm khớp ở trẻ

Với trẻ, viêm một khớp rất khó phát hiện nên thường được chẩn đoán muộn hơn so với viêm đa khớp. Chính vì thế mà hậu quả để lại thường nặng nề, lâu dài và gây cản trở sự phát triển của trẻ.

Các khớp viêm thường có biểu hiện sưng, tấy, nóng đỏ ở các khớp như khuỷu tay, cổ tay, vai, đầu gối, bàn tay, ngón tay, … khiến bệnh nhân vận động và đi lại khó hơn.

Mỗi đợt viêm khớp thường kéo dài 1 – 3 tháng . Nếu như được điều trị các triệu chứng sẽ mất đi nhanh nhưng sau đó lại tái phát nhiều đợt. Vì vậy nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra hiện tượng teo cơ, cứng các khớp làm cho trẻ sẽ vận động khó khăn hơn.

Trẻ có thể bị teo cơ, cứng khớp cần phẫu thuật nếu viêm khớp quá nặng

Các cha mẹ không nên lơ là khi trẻ kêu đau, nhức tại vị trí các khớp. Viêm khớp thiếu niên không phải là bệnh thấp khớp. Bệnh thấp khớp cấp thường chỉ xảy ra ở các khớp lớn nó gây đau viêm có tính chất di chuyển. Ngoài ra khả năng biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp đó là biến chứng lên tim. Trong khi đó bệnh viêm khớp thiếu niên rất ít khi tổn thương đến tim.

Trên thực tế việc điều trị viêm khớp ở trẻ em rất khó khăn do chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì thế các bác sĩ chỉ có thể chữa triệu chứng như chữa viêm đau bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau.

Phụ huynh hết sức thận trọng và chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở trẻ như sốt, xanh xao, kém ăn, đau mỏi, nhức, sưng tấy tại vị trí các khớp thì nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

Chứng viêm khớp ở trẻ có 3 thể lâm sàng thường gặp gồm:

– Viêm ít khớp: số khớp bị tổn thương nhỏ hơn 5 khớp và chủ yếu là các khớp lớn như đầu gối, vai, khuỷu tay,…

– Viêm đa khớp: số khớp bị tổn thương nhiều hơn 5 khớp, hay gặp ở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân nhưng đôi khi vẫn có thể gặp ở các khớp lớn.

– Viêm khớp hệ thống: gây tổn hại đến nhiều hệ cơ quan khác nhau. Trẻ có thể bị đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, sốt không giảm kể cả khi dùng aspirine với liều thông thường.

Xử lý thế nào với chứng viêm khớp ở trẻ?

Khi có các dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp, trẻ cần phải được khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Mục tiêu điều trị là kiểm soát diễn biến bệnh để hạn chế tối đa những tổn thương có thể xảy ra. Phương pháp điều trị chứng viêm khớp ở trẻ bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, thậm chí là điều trị ngoại khoa.

Vật lý trị liệu có thể được áp dụng để điều trị viêm khớp ở trẻ

Vật lý trị liệu giúp duy trì đến tối đa khả năng vận động của khớp, tránh để tình trạng cứng khớp, dính khớp xảy ra. Trong thời gian trẻ đang bị đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp miễn sao lựa chọn tư thế giữ được biên độ vận động tối đa là tốt nhất.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần khuyến khích con trẻ cố gắng duy trì việc học ở trường và các hoạt động sinh hoạt thường ngày như bao đứa trẻ khác. Bước vào đợt điều trị, nên cho trẻ được nghỉ ngơi đúng mực, ăn uống với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steriod có thể được kê để giảm đau và sưng khớp. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể phải thực hiện phẫu thuật thay các khớp bị viêm nặng hoặc làm dài các dây cơ đã bị biến dạng.

Nên khuyến khích trẻ nhỏ vận động các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe,… nhằm tránh cứng khớp, khỏe cơ bắp và tăng cường sức đề kháng, bổ sung chế độ giàu canxi , vitamin và vi lượng cần thiết.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7