Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp phổ biến. Một số biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: gai xương xuất hiện dưới sụn, sụn khớp bị mất dần, sụn dưới xương bị xơ hóa, khi cử động sẽ cảm giác khớp đau, lệch trục khớp… các bệnh lý được chẩn đoán chính xác bởi một số tiêu chuẩn đánh giá.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khớp gối bị thoái hóa
Dưới đây là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối:
Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc phải bệnh này, thì gen bệnh rất dễ truyền sang bạn.
Từng bị chấn thương: Nếu bạn gặp chấn thương như gãy xương, sụn và khớp bị tổn thương… sẽ dễ bị thoái hóa khớp.
Do bẩm sinh: Nếu khi mới sinh ra, khớp gối của bạn đã bị trục trặc thì đó cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối.
Bệnh viêm khớp bị biến chứng: Một số bệnh như lao khớp, gout, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp…là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Một số biến chứng từ bệnh khác: Sụn khớp tổn thương do biến chứng của một số bệnh như đái tháo đường, mãn kinh,… cũng trở thành những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp.
Bệnh thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức mỏi khớp, thậm chí nơi khớp còn có thể bị biến dạng. Chính những cơn đau do khớp gối bị thoái hóa đã ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc chứng thoái hóa khớp hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp khớp gối được phục hồi chức năng tốt nhất.
2. Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối
Bao gồm 5 triệu chứng cơ bản:
- Hình ảnh phim chụp Xquang: rìa khớp có gai xương
- Chất dịch nơi dịch khớp đã bị thoái hóa
- Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người > 38 tuổi
- Bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp nhưng không quá 30 phút;
- Khớp có tiếng lục khục khi người bệnh cử động.
Có thể xuất hiện một số triệu chứng khác:
- Tràn dịch khớp gối
- Đầu gối bị biến dạng: do trục khớp gối bị lệch hoặc do các gai xương.
3. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chụp X-quang, chụp MRI, siêu âm… là các phương pháp cần thực hiện khi nghi ngờ bị thoái hóa khớp. Từ hình ảnh phim chụp sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
3.1. Chụp X-quang
Qua hình ảnh X-quang, bệnh lý thoái hóa khớp gối sẽ có biểu hiện rất rõ với 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xương nhỏ xuất hiện
- Giai đoạn 2: Xuất hiện gai xương ở khớp gối
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp
- Giai đoạn 4: Bị xơ vùng xương dưới sụn, khe khớp hẹp nhiều.
3.2. Siêu âm khớp
Qua hình ảnh siêu âm, những bất thường nơi sụn khớp gối sẽ được bác sĩ chuyên khoa phát hiện dễ dàng. Những triệu chứng của khớp gối có thể thấy qua các hình ảnh siêu âm:
Khớp gối tràn dịch, gai xương, khe khớp bị hẹp, sụn khớp dày, một số mảnh sụn bị thoái hóa rơi vào trong ổ khớp, tình trạng của màng hoạt dịch khớp…
3.3. Hình ảnh MRI
Là phương pháp chụp cộng hưởng từ. Bác sĩ sẽ quan sát những hình ảnh thu được để phát hiện tổn thương nơi sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch.
3.4. Nội soi khớp
Với phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa có thể quan sát trực tiếp những tổn thương vùng khớp do thoái hóa sụn khớp gây nên. Với phương pháp chuyên sâu này, bác sĩ không chỉ đánh giá chính xác mức độ tổn thương vùng khớp mà còn đưa ra phương pháp điều trị sâu nơi thoái hóa bên trong khớp.
4. Bệnh thoái hóa khớp gối, liệu có chữa khỏi?
Thoái hóa khớp gối cũng liên quan tới quá trình lão hóa tự nhiên, bởi vậy khi đã mắc bệnh này thì không thể chữa khỏi dứt điểm. Song nếu được phát hiện kịp thời thì bệnh cũng sẽ được điều trị phục hồi, giúp giảm các cơn đau để chất lượng cuộc sống tốt hơn.
5. Phương pháp điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.
5.1. Khi bệnh còn ở giai đoạn sớm
Giai đoạn này sẽ được kết hợp 3 nhóm phương pháp điều trị
- Dùng thuốc: Khi khớp gối xuất hiện những cơn đau, bạn có thể dùng thuốc. Ở giai đoạn sớm này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để kết hợp thêm uống hoặc tiêm thuốc hỗ trợ cho sụn khớp.
- Vận động và trị liệu: Hãy thực hiện các bài tập tốt cho cơ tứ đầu đùi để giảm bớt lực đè lên khớp gối. Luyện tập một số môn thể thao có cường độ nhẹ như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội … giúp dẻo dai sức khỏe, tốt cho xương khớp. Bạn cũng có thể tới các trung tâm trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.
- Giữ trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh thừa cân: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp hơn người bình thường. Thừa cân sẽ tạo áp lực nặng nề cho khớp gối, nếu để kéo dài sẽ dẫn tới khớp gối bị thoái hóa. Vì vậy, duy trì cân nặng phù hợp là điều kiện cần thiết cho việc điều trị thoái hóa khớp gối.
5.2. Bệnh ở giai đoạn giữa
Người bệnh vẫn có thể dùng các phương pháp điều trị như ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định sự can thiệp của phẫu thuật như: nội soi khớp để cắt lọc nơi viêm thoái hóa hoặc có thể cắt xương chỉnh trục xương chày.
5.3. Giai đoạn bệnh nặng
Giai đoạn này có thể áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả đó là thay khớp gối nhân tạo. Với phương pháp này, hai đầu xương của khớp gối sẽ được bọc thay thế bằng vật liệu kim loại đặc biệt.
Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, điều kiện phòng mổ phải được vô trùng tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ phải có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, kinh phí cho một ca mổ là rất tốn kém nên không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện tài chính để mổ.
5.4. Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị thoái hóa khớp gối
Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối an toàn và hiệu quả.
Huyết tương giàu tiểu cầu có tên gọi tiếng anh là Platelet Rich Plasma(được viết tắt PRP).
Trong máu bình thường sẽ có huyết tương, các tế bào máu với 93% là hồng cầu, 6% tiểu cầu và 1% bạch cầu.Sau khi dùng phương pháp chiết xuất ly tâm để loại bỏ phần lớn hồng cầu và bạch cầu, để giữ lại tỷ lệ tiểu cầu nhiều gấp từ 2 – 7 lần máu bình thường.
PRP có yếu tố dinh dưỡng cao, giúp tái tạo, làm lành tổ chức, kích thích tăng trưởng nguyên bào sợi, sản xuất collagen…
Ngoài ra, PRP còn giúp kích thích tế bào biểu mô, tạo tế bào máu, tạo chất nền, đồng thời kích thích mạch máu phát triển…quá trình này sẽ hỗ trợ tái sinh các mô bị hư hại, để tế bào khỏe mạnh hơn. PRP cũng có tác dụng kháng viêm, giảm các tổn thương cơ xương khớp, giúp giảm cơn đau nhanh chóng, đồng thời nâng cao khả năng vận động cho cơ và khớp.
Quy trình tiêm huyết tương:
Người bệnh sau khi được khám, được bác sĩ chỉ định tiêm PRP, sẽ được lấy máu và thực hiện phương pháp chuyển tách chiết PRP. Sau đó, chế phẩm này sẽ được tiêm trực tiếp vào vùng tổn thương của người bệnh. Sau tiêm, người bệnh có thể về nhà tự theo dõi bệnh và trở lại tái khám sau khoảng 3 – 4 tuần.
Nhìn chung thoái hóa khớp gối không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng vì vậy hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt