Chế độ dinh dưỡng của người bị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối không chỉ mang lại những cơn đau nhức mà còn gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Khi mắc, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại. Song song với quá trình điều trị, việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng. Vậy người bị thoái hóa khớp gối cần chú ý điều gì trong chế độ ăn uống để giúp cải thiện bệnh tình?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu từ A – Z về chứng bệnh thoái hóa khớp gối
Trước khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng của người bị thoái hóa khớp gối, chúng ta cần hiểu được căn bệnh này.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết vai trò quan trọng của khớp gối đối với cơ thể. Đây là khớp lớn nhất trong cơ thể, là nơi tập trung của xương đùi, xương bánh chè. Khớp gối có chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, hỗ trợ trong các hoạt động đi lại, di chuyển của cơ thể. Khớp gối có thể hoạt động được là nhờ có sự kết hợp của gân, cơ, sụn khớp và hệ thống dây chằng. Chính vì thế, đây là bộ phận cần được lưu ý bảo vệ vì dễ gặp phải những chấn thương như trật khớp, tổn thương sụn khớp, đứt dây chằng hay những bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp gối,…
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng bề mặt sụn khớp bị bào mòn, hư tổn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bệnh tình trở nên nặng hơn, bề mặt khớp tiếp tục bị bào mòn, các gai xương xuất hiện khiến khớp bị biến dạng và tổn thương nghiêm trọng.
Dấu hiệu cho thấy bạn bị thoái hóa khớp gối:
- Đau nhức ở vùng khớp gối, cơn đau sẽ tăng dần theo mức độ bệnh. Khi mới bị bệnh, các cơn đau chỉ âm ỉ và thoáng qua, khi bệnh trở nặng, các cơn đau trở nên dữ dội hơn. Cảm giác đau đớn sẽ tăng lên rõ rệt khi người bệnh hoạt động hoặc di chuyển.
- Khớp gối bị sưng tấy, sưng đỏ và có cảm giác nóng trong khớp. Thậm chí, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể xuất hiện thêm dịch khớp hoặc khối u ở vùng phía sau khớp.
- Khớp gối bị tê cứng, cứ động khó khăn, nhất là vào buổi sáng hoặc những hôm trái gió trở trời.
- Bạn có thể nghe được những âm thanh rắc rắc, lộp cộp ở khớp gối khi bất ngờ cử động hoặc khi lên xuống cầu thang.
- Khớp gối không được linh hoạt, vận động khó khăn.
Bệnh thoái hóa khớp gối xuất hiện vì nguyên nhân nào?
Cũng giống như một số bệnh về xương khớp khác, chứng bệnh này cũng xuất hiện do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể: các bệnh về xương khớp thường có tỉ lệ thuận với tuổi tác. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng bởi khi đó xương khớp cũng bị lão hóa, khả năng tổng hợp của sụn bị suy giảm, khả năng sinh sản và tự tái tạo của tế bào sụn cũng giảm sút, xương khớp ngày càng bị bào mòn, tình trạng khô khớp diễn ra,… tất cả những triệu chứng trên đều có thể gây nên thoái hóa khớp gối.
- Do hậu quả của các chấn thương: các chấn thương ở khớp gối có tác động tiêu cực đến sức khỏe của xương khớp. Những tổn thương nếu không được chữa trị tốt sẽ khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra chậm rãi nhưng đến khi phát hiện ra thì tình trạng bệnh đã nặng.
- Hậu quả của thừa cân béo phì: khớp gối phải chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể nên khi cân nặng vượt quá mức cho phép lâu ngày sẽ khiến chức năng của khớp gối suy giảm, dẫn đến thoái hóa khớp gối.
- Do thói quen sinh hoạt: việc chơi các môn thể thao hay tập luyện ở tần suất cao, chế độ nghỉ ngơi không đúng khoa học, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên ăn các món có hại cho sức khỏe xương khớp, thường xuyên đi giày cao gót, lười vận động khiến xương khớp trở nên kém linh hoạt, quá trình lưu thông máu, chất dinh dưỡng đến khớp không được thực hiện,… Những thói quen trên nếu duy trì lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối.
2. Chế độ dinh dưỡng của những người bị thoái hóa khớp gối như thế nào?
Cùng với việc tập luyện và sử dụng thuốc, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những người bị thoái hóa khớp gối. Việc lựa chọn chế độ ăn uống đúng khoa học không chỉ giúp khắc phục tình trạng thoái hóa khớp mà có thể ngăn ngừa chứng bệnh này.
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega – 3, các thực phẩm giúp tăng tiết dịch khớp,… như: các loại cá nước lạnh, nước hầm xương ống, các loại rau xanh, đậu nành, ngũ cốc, rau mồng tơi, các loại hoa quả như chuối, cam, chanh, dứa,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn các món ăn được chế biến từ các thực phẩm như: thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu,..), các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên nướng, hạn chế ăn mặn, hạn chế uống rượu, bia, các loại nước ngọt có ga,… để tránh tình trạng các cơn đau và bệnh thêm trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống đối với những người bị thoái hóa khớp gối là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để điều trị và ngăn ngừa các chứng bệnh về xương khớp. Hãy tạo cho mình những thói quen tốt, chủ động theo dõi tình hình sức khỏe xương khớp của mình để tránh gặp phải các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt