Dấu hiệu bệnh gout ở chân và phương pháp tầm soát bệnh hiệu quả

Bệnh gout hay còn được nhiều người nhắc đến với tên gọi thống phong. Đây là tình trạng xuất hiện tinh thể muối urat tại các khớp, do nồng độ acid uric tăng cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường xảy ra ở bàn chân với những biểu hiện gây khó chịu, đau đớn. Vậy các dấu hiệu bệnh gout ở chân là gì để sớm nhận biết và có hướng điều trị kịp thời? Các bạn hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Các dấu hiệu bệnh gout ở chân

Trong thời gian gần đây, do điều kiện kinh tế của con người ngày càng nâng cao nên chế độ dinh dưỡng có sự thay đổi theo. Do đó, số người mắc bệnh gout ngày càng tăng cao và gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Sự hình thành muối urat do sự acid uric tăng cao, gây lắng đọng ở mô tạo nên các hạt tophi. Ban đầu, bệnh sẽ tiến triển mạnh mẽ ở các khớp ngón chân gây ra những biểu hiện rõ rệt. Cụ thể như sau:

1.1. Tình trạng sưng và tấy đỏ ở chân 

Khi bị gout, các tinh thể muối urat sẽ được hình thành tại đệm ở vùng khớp ngón chân, gây nên tình trạng tấy đỏ và sưng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho phần xương và da xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng. 

Chân bị sưng ở người bị gout

1.2. Các khớp ngón chân bị đau dữ dội

Khi bị gout, bệnh sẽ ảnh hưởng đến khớp ở ngón chân cái với những khớp lớn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xuất hiện ở mắt cá chân, khớp bàn chân, đầu gối… Các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp chân sẽ cọ xát vào các mô, da xung quanh đó. Vì thế, dấu hiệu bệnh gout ở chân này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu như là có kim đâm hay mảnh thủy tinh đâm vào chân.   

1.3. Đau khớp bàn chân kéo dài

Ban đầu, các cơn đau do gout thường có diễn biến dữ dội, trầm trọng, nhưng sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần mức độ đau sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cảm giác đau và khó chịu kéo dài, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Người bệnh luôn cảm thấy đau khớp ngón chân

1.4. Khớp có tiếng khục khục ở ngón chân, cứng khớp

Tiếng khục khục giống như đang bẻ khớp ngón tay là do khớp bị viêm do gout. Tình trạng này thường gặp ở người bị gout cấp. Ngoài ra, một số trường hợp sưng tấy ở khớp mức độ nặng còn có thể gặp phải tình trạng khớp bị khóa, khiến cho người bệnh cảm thấy ngón chân bị kẹt lại. Vì thế, mà việc di chuyển gặp nhiều khó khăn và đau đớn.

1.5. Tê bì đầu ngón chân

Tê bì là dấu hiệu bệnh gout ở chân giai đoạn đầu với biểu hiện không rõ ràng nên nhiều người bỏ qua. Nếu để lâu ngày sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sau:

  • Đi tiểu tiện thường xuyên.
  • Chóng mặt, khó thở, giảm thị lực.
  • Bàn chân nóng ran, ngứa rát khiến cho tình trạng tê bì càng trầm trọng hơn.

1.6. Ấm nóng ở khớp ngón chân khi bị gout

Khớp ấm nóng là dấu hiệu bệnh gout ở chân rất rõ ràng. Các bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng lòng bàn tay sờ vào vùng bàn chân có các khớp sưng sẽ cảm thấy nóng hơn vị trí khác. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của các tinh thể acid uric làm kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra không lâu dài mà sẽ thuyên giảm sau đó một đến vài ngày.

Khớp ngón chân bị gout có cảm giác nóng hơn các vị trí khác

1.7. Xuất hiện các nốt tophi 

Các nốt tophi hình thành tại khu vực xung quanh ổ khớp tạo thành những nốt sần. Bình thường chúng sẽ không gây đau đớn cho người bệnh nhưng khi bị vỡ sẽ thoát ra những chất lỏng màu trắng đục giống như mủ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây biến dạng khớp vĩnh viễn.

Lưu ý: Người bị bệnh gout nếu không điều trị dứt điểm từ sớm rất dễ gây biến chứng như: Biến dạng khớp, viêm khớp mạn tính, sỏi thận, thậm chí là suy thận… Chính vì thế, khi thấy bất kỳ dấu hiệu bệnh gout ở chân nào kể trên, các bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Phương pháp tầm soát bệnh gout hiệu quả

Việc tầm soát bệnh gout từ sớm sẽ giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các xét nghiệm quan trọng để phát hiện bệnh thường được bác sĩ chỉ định:

2.1. Xét nghiệm acid uric

Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh gout ở chân, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm acid uric cho bệnh nhân. Đây là xét nghiệm quan trọng để có thể đưa ra nhận định và phác đồ điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm acid uric giúp phát hiện bệnh gout

Ở người bình thường, cơ thể vẫn sản sinh ra acid uric nhưng chúng có thể hòa tan trong máu do có trọng lượng phân tử thấp. Sau đó, chúng sẽ được đưa ra khỏi cơ thể sau khi được lọc qua hệ thống tiêu hóa và cầu thận. Giá trị bình thường của acid uric trong máu từ 150 – 420 umol/L.

Nếu kết quả tăng hơn giá trị này thì chứng tỏ người bệnh đã bị bệnh gout. Ngoài ra, có tới 40% trường hợp bị gout cấp có chỉ số acid uric trong giới hạn bình thường. Vì thế, để có thể nhận định chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm cách đó 1 tuần, 2 tuần một lần.

2.2. Xét nghiệm chức năng thận

Cùng với dấu hiệu bệnh gout ở chân và xét nghiệm acid uric, người bệnh còn được kiểm tra về chức năng thận với các chỉ số như: Protein niệu, ure máu, creatinin máu. 

Tùy từng người bệnh cụ thể mà có thể làm thêm siêu âm thận để đánh giá chi tiết và kiểm tra xem có biến chứng về thận hay chưa. Nguyên nhân là do gout có ảnh hưởng rất lớn đến thận. 

Do đó, người bệnh không nên chỉ làm xét nghiệm acid uric mà còn thường xuyên kiểm tra chức năng thận để đánh giá và tiên lượng bệnh cụ thể hơn.

2.3. Xét nghiệm acid uric niệu 24h

Bình thường, lượng acid uric sẽ được đào thải ra ngoài sau khi qua bể lọc của cầu thận với lượng khoảng 450 – 500mg/ ngày. Vì thế, người bệnh sẽ được bác sĩ tầm soát bệnh gout bằng xét nghiệm acid uric niệu 24h. 

2.4. Xét nghiệm dịch khớp

Nếu người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu dai dẳng trong thời gian dài sẽ được bác sĩ cho chỉ định làm xét nghiệm dịch khớp. Việc làm này sẽ giúp chuyên gia đánh giá tình trạng viêm do tinh thể uric hay do đâu để có hướng điều trị thích hợp.

2.5. Một số xét nghiệm khác

Ngoài các xét nghiệm kể trên, người bệnh còn được chỉ định thêm các xét nghiệm khác tùy tình trạng cụ thể của mỗi người như: 

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi 18 thông số.
  • Tổng phân tích dịch khớp.
  • Chọc hút dịch khớp, chụp xquang khớp.
  • Chụp CT…

Hy vọng với những phân tích chi tiết trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về những dấu hiệu bệnh gout ở chân và những biện pháp tầm soát hiệu quả. Khi bị bệnh, các bạn hãy điều trị từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7