Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân hạn chế khả năng vận động. Vậy những dấu hiệu thoái hóa khớp gối là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu dưới đây để kịp thời phát hiện, thăm khám sớm để có phương án điều trị nhanh nhất nhé!
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng các tổ chức sụn, tế bào, sự liên kết giữa các khớp bị lệch hoặc không còn hoạt động trơn tru khiến quá trình di duyển đau nhức, thậm chí có thể dẫn đến liệt, mất khả năng đi lại.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp gối càng lớn: Đối với người cao tuổi thì chức năng hoạt động của xương và khớp sẽ ngày càng yếu đi, sự liên kết giữa các tổ chức sụn, tế bào khớp bị lệch dẫn đến thoái hóa.
Mắc bệnh do di truyền: Không ngoại lệ tình trạng bị mắc thoái hóa khớp gối do yếu tố di truyền, điều này là khó tránh khỏi nhất là khi mẹ mang thai mắc các bệnh có liên quan đến xương khớp, canxi cung cấp cho thai nhi không đủ nên xương kém chắc khỏe, dễ sinh ra thoái hóa sớm.
Mắc các bệnh như béo phì hoặc vi chấn thương thường xuyên xảy ra ở khớp: Khi có một cơ thể quá nặng nề thì sức ép đè nén lên bộ khung xương và các khớp cũng càng lớn chính vì vậy những người béo phì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa xương khớp.
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối dưới đây bạn sẽ nhanh chóng có biện pháp thăm khám:
- Cứng khớp gối vào buổi sáng: Cơn đau kéo dài khoảng 10-30 phút sau khi thức dậy
- Đau khớp khi ngồi xổm: Có tới 41% người bị thoái hóa khớp gối gặp khó khăn khi ngồi xổm.
- Đau khớp khi lên – xuống cầu thang: Bệnh nhân bị đau khi leo lên cầu thang, phải nhích từng bước.
- Đau khớp, tê khớp, khớp bị biến dạng: Do đầu gối bị lệch trục, ngón tay trở lên gồ ghề,…
- Khớp kêu lạo xạo, lắc rắc khi co duỗi
- Tăng cân khớp cũng bị đau
- Tràn dịch khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to
- Biến dạng khớp xương: Các gai xương mọc thêm ở đầu xương, cột sống gù, vẹo,…
Đây là những dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối, chúng đa dạng và diễn biến thất thường, không có nguyên nhân cụ thể. Mỗi khi thời tiết thay đổi, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu thoái hóa khớp gối này rõ rệt hơn.
2. Phải làm sao khi phát hiện những dấu hiệu thoái hóa khớp gối?
Nếu nhận thấy 1 trong số những dấu hiệu thoái hóa khớp gối bất thường, bạn cần tới thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn. Dựa trên cơn đau và các dấu hiệu bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh của bạn.
- Trường hợp bệnh nhẹ: Chỉ cần điều trị vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, xung điện,.. để giảm đau tức thời. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các cách vận động nhẹ tại nhà, nghỉ ngơi hợp lý, không mang và bê vác vật nặng có thể giảm các triệu chứng nhanh chóng.
- Trường hợp bệnh nặng: Phải sử dụng thuốc giảm đau theo đơn, kháng viêm, giãn cơ để làm giảm nhanh các cơn đau, không làm hạn chế vận động của bệnh nhân.
Riêng bản thân người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối, cần thăm khám cụ thể, có chế độ kiểm soát cân nặng, luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, đồng thời đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được điều trị kịp thời.
3. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Nhìn chung chế độ ăn uống và kiêng khem sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rất rõ rệt ở người bị thoái hóa khớp gối. Cho nên vấn đề bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì cần được người bệnh đặc biệt chú trọng.
Thực phẩm nên ăn
- Nước cam, bưởi, ổi
Trong nước cam có chứa nhiều vitamin C – là dưỡng chất giúp bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại viêm xương khớp đầu gối. Khi cơ thể có đầy đủ hàm lượng vitamin C, cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra sẽ giảm tới mức tối đa. Vậy nên tăng cường uống nước cam hoặc bưởi, ổi, dâu tây đều tốt cho người bị thoái hóa khớp gối.
- Cá biển
Các acid béo tự nhiên và omega-3 có trong các loại cá biển có khả năng chống viêm rất tốt, có thể giúp giảm đau và giảm cứng khớp đặc biệt hiệu quả, nhất là vào buổi sáng đối với người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối.
Khi đó các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá thu, cá tuyết chính là thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối thường xuyên hơn.
- Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt đặc biệt tốt cho khớp gối do có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa có tên là Lutein và Zeaxanthin. Các chất này có thể tạo ra hiệu quả giảm đau rất đáng kể cho người bị viêm và thoái hóa khớp đầu gối.
- Nghệ vàng và gừng
Gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tinh chất có trong nghệ vàng và gừng có thể tạo ra tác dụng giảm viêm rất tốt, đặc biệt là giảm viêm cho người bị thoái hóa khớp gối nên đó là thức ăn trị thoái hóa khớp gối đáng để bổ sung hàng ngày.
- Hành tây
Chất Quercetin giàu có trong hành tây có thể tạo ra khả năng kháng viêm rất mạnh cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối. Nó như một loại flavonoid cho hiệu quả giảm viêm cao đối với các triệu chứng viêm đau ở khớp.
Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh việc băn khoăn thoái hóa khớp gối nên ăn gì người bệnh không thể không biết các món ăn cần kiêng khem sau đây:
- Chuối tiêu, các loại cà, canh cua và thịt chó
- Giảm muối và đường trong chế độ ăn hàng ngày
- Kiêng ăn nội tạng động vật và các loại thịt đỏ
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh
- Không ăn thực phẩm chiên xào quá kỹ và nhiều dầu mỡ
- Hạn chế bơ sữa nhiều chất béo bão hòa
- Kiêng ăn các loại họ đậu, măng tây, nấm, súp lơ,…
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về dấu hiệu thoái hóa khớp gối. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh thoái hóa khớp gối, cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia tư vấn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt