Đau khớp khuỷu tay và những thông tin tổng quan về bệnh
Đau khớp khuỷu tay hiện là một trong số những căn bệnh không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và bệnh cho người mắc gặp khá nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày. Vậy đau khớp khuỷu tay là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào? Các bạn hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số những thông tin sơ bộ về căn bệnh này.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa đau khớp khuỷu tay
Cấu tạo của khuỷu tay bao gồm: xương khuỷu tay, xương quay và đầu khớp. Bên cạnh đó là hệ thống các cơ bắp cùng với gân, làm nhiệm vụ nối xương cánh tay với những phần xương lồi ra ở khuỷu tay, hay còn gọi là xương đầu tròn. Chính nhờ những cấu tạo như vậy mà cánh tay của con người có thể thực hiện các thao tác như gập, duỗi….
Vùng gân, cơ ở khuỷu tay bị tổn thương vì một lý do nào đó sẽ gây ra đau khớp khuỷu tay. Các tổn thương này có thể là sự giãn hoặc đứt phần cơ bắp nối với gân. Bệnh thường xảy ra ở những người có cường độ thể dục thể thao, lao động nặng thường xuyên với các thao tác lặp đi lặp lại liên tục. Và hiện nay thì các tổn thương này thường xảy ra dưới hai dạng:
- Đau khớp khuỷu tay tennis: đây là dạng bệnh lý khá dễ điều trị, các cơn đau xảy ra ở phần ngoài của vùng khuỷu tay bị tác động.
- Đau khớp khuỷu tay golf: với dạng đau khớp khuỷu tay này, các cơn đau đến từ phần trong của vùng khuỷu tay bị tác động và thường khó điều trị hơn.
2. Nguyên nhân bệnh đau khớp khuỷu tay
Với mỗi một dạng bệnh đau khớp khuỷu tay thì sẽ có thể có những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì cơ chế gây ra mỗi dạng bệnh đều sẽ là:
- Với đau khớp khuỷu tay tennis: Do việc vận động bằng cánh tay quá nhiều khi chơi thể thao, khi lao động. Hoặc do cánh tay phải nâng vật quá nặng so với sức chịu đựng của nó.
- Với đau khớp khuỷu tay golf: vùng cổ tay phải vận động quá mức trong các thao tác như: nâng vật nặng, ném đồ nặng đi xa… Hoặc thực hiện các thao tác trên không không đúng kỹ thuật.
Theo các chuyên gia, những người làm các nghề như công nhân nhà máy, thợ sửa ống nước, thu ngân, thợ mộc, người chơi thể thao… rất dễ bị bệnh. Lí do là với các tính chất công việc của những nghề nghiệp này việc thường xuyên phải lặp đi lặp lại một vài những thao tác cố định là khá thường gặp. Vì vậy, nguy cơ bị bệnh đau khớp khuỷu tay sẽ cao hơn.
3. Triệu chứng của đau khớp khuỷu tay
Với mỗi một dạng đau khớp khuỷu tay sẽ có những triệu chứng thực thể khác nhau ít hoặc nhiều. Nguyên nhân là do vùng xuất phát đau từ mỗi dạng là từ các tổ chức bên ngoài hay bên trong khớp khuỷu tay. Cụ thể như sau:
3.1. Bệnh đau khớp khuỷu tay tennis
Với dạng này, người bệnh sẽ xuất hiện một số những hiện tượng khá giống với bệnh lý viêm dây chằng. Tuy nhiên, nếu như viêm dây chằng sẽ có hiện tượng sưng các tế bào mô thì đau khớp khuỷu tay tennis lại không có hiện tượng này.
Một số các biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Vùng cánh tay bị đau nhức, đặc biệt là khi có lực tác động vào.
- Những cơn đau diễn ra thường xuyên, ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Từ khuỷu tay tới cánh tay có hiện tượng nóng rát khó chịu.
- Việc cầm nắm, nâng hoặc thực hiện một số thao tác nhẹ nhàng cơ bản cũng khó khăn.
3.2. Bệnh đau khớp khuỷu tay golf
Với dạng này, người bệnh sẽ có một vài các biểu hiện như:
- Bị đau ở vùng khuỷu tay hoặc bên trong cẳng tay.
- Bị cứng ở vùng khuỷu tay.
- Bị yếu hoặc bị tê ở tay hoặc cổ tay, ngón tay.
Ngay khi có bất cứ triệu chứng nào trong số các biểu hiện của hai dạng bệnh lý đau khớp khuỷu tay trên, người bệnh cần sớm đi thăm khám bác sĩ. Các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác bệnh trạng và đưa ra các lời khuyên thích hợp để cải thiện tình trạng.
4. Chẩn đoán đau khớp khuỷu tay
Khi có một số những biểu hiện của bệnh đau khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ đến các cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện bệnh mà bệnh nhân cung cấp, đồng thời tiến hành các biện pháp khám lâm sàng để xác định cụ thể hơn.
Việc khám lâm sàng vùng vai, vùng cánh tay, vùng cổ tay sẽ là bước nền cơ sở để xác định xem có cần thiết phải thực hiện một số biện pháp chuyên sâu khác không. Ví dụ như chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ.
Với chụp X-quang, bệnh nhân sẽ có thể loại trừ được một số những bệnh lý về xương khớp với các biểu hiện bệnh khá giống với đau khớp khuỷu tay. Ví dụ như bệnh viêm khớp, bệnh lý liên quan đến xương sống cổ, tình trạng dây thần kinh bị chèn ép hay các bệnh rối loạn hệ thần kinh.
Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI. Biện pháp này sẽ giúp xác định được xem liệu các dây chằng tại vùng khuỷu tay có bị các tổn thương nào hay không.
5. Điều trị đau khớp khuỷu tay ra sao?
Hiện nay, đau khớp khuỷu tay hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như những biểu hiện thực thể của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những lộ trình điều trị phù hợp.
Về cơ bản thì các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau khớp khuỷu tay sẽ là các loại thuốc kháng viêm giảm đau dạng uống. Chỉ trong những trường hợp bệnh nặng, các cơn đau liên tục kéo dài thì mới nghĩ đến việc sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào vùng khớp khuỷu tay bị đau.
Đau khớp khuỷu tay có thể điều trị dứt điểm nhưng tình trạng tái phát lại là hoàn toàn có thể xảy ra. Để hạn chế được tình trạng này, người bệnh nên:
- Tuân thủ theo đúng lời khuyên của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc cũng như áp dụng các bài tập vật lý trị liệu thích hợp. Hạn chế tối đa việc thực hiện các vận động có thể gây ra những cơn đau tại vùng khớp khuỷu tay trong thời gian điều trị.
- Khi sử dụng đá chườm để giảm đau, nên chú ý thực hiện qua một hoặc hai lớp vải. Không nên để trực tiếp đá lạnh lên vùng bị đau, tránh những tác động tiêu cực của đá tới vùng da ở khuỷu tay.
- Nên thường xuyên thực hiện việc quấn băng đàn hồi tại vùng khuỷu tay bị đau. Công tác này sẽ giúp cho vùng khớp đang bị tổn thương luôn được giữ ấm. Đồng thời, nhờ băng đàn hồi này thì việc vận động của vùng khớp khuỷu tay cũng sẽ trở lên linh hoạt hơn.
- Trong trường hợp đã sử dụng thuốc giảm đau và áp dụng đúng các lời khuyên của bác sĩ mà các cơn đau vẫn diễn ra, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Ngoài ra, nếu có một số những tác dụng phụ của thuốc như bị phát ban, bị sốt… thì hãy ngưng dùng thuốc và đến khám lại ngay để được điều chỉnh hợp lý.
Trên đây là một số những thông tin sơ bộ về đau khớp khuỷu tay. Mong rằng thông tin bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để sớm thăm khám, điều trị hiệu quả tình trạng khớp khuỷu tay bị đau.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt