Điều trị thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp với 4 giai đoạn tiến triển dựa trên hình ảnh X-quang để xác định sự tổn thương của khớp gối. Cùng tìm hiểu phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn qua bài viết dưới đây.

1. Điều trị thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn

1.1. Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 1

Giai đoạn 1 được gọi là thoái hóa khớp gối độ 1

Qua hình ảnh chụp X-quang có thể thấy khe khớp gần như bình thường, tuy nhiên nhìn kỹ có thể có gai xương nhỏ.

Biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn 1

  • Thông thường ở giai đoạn đầu tiên, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối không có biểu hiện rõ ràng, vùng khớp gối cũng chưa có dấu hiệu bất thường, khó nhận biết.
  • Ở giai đoạn 1, người bệnh vẫn đi lại bình thường, cơn đau nhẹ chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động quá nhiều, lên xuống cầu thanh hoặc đứng lên ngồi xuống trong thời gian dài.
  • Chưa có biểu hiện sưng, đỏ nơi đầu gối và cũng chưa nhìn thấy sự biến dạng.

Ở giai đoạn 1, thoái hóa khớp gối có biểu hiện đau nhẹ khi người bệnh đứng lên, ngồi xuống trong thời gian dài

Phương pháp điều trị

Vì giai đoạn đầu bệnh lý chưa có triệu chứng rõ ràng nhưng nếu đã được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối thì người bệnh có thể vận động nhẹ với các bài tập thể dục, cân đối chế độ ăn uống của bản thân đồng thời nên sử dụng thêm một số loại thuốc bổ khớp như glucosamine, chondroitin…Vận dụng các phương pháp này giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, đồng thời giúp bảo vệ khớp gối.

1.2. Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 2

Giai đoạn 2 được gọi là thoái hóa khớp gối độ 2, lúc này hình ảnh chụp X-quang: Khe khớp đã có hiện tượng hẹp nhẹ, xuất hiện gai xương nhỏ.

Biểu hiện lâm sàng

  • Giai đoạn 2 chính là giai đoạn tiến triển nhẹ, ở giai đoạn này chưa gây tổn thương nhiều cho lớp sụn, lớp sụn vẫn được bao hoạt dịch cung cấp đủ dịch khớp để bôi trơn khớp vì thế các khớp gối vẫn có thể hoạt động bình thường.
  • Bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn 2 đã hình thành các gai xương nhỏ, giai đoạn này khi người bệnh vận động, các mô trong ổ khớp sẽ chạm phải gai xương gây nên đau mỏi. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều ở những người làm việc quá sức,vận động mạnh.
  • Những người ít vận động hoặc khi gặp thời tiết lạnh có thể xuất hiện tình trạng cứng khớp.

Phương pháp điều trị

Ở giai đoạn 2, người bệnh đã bắt đầu gặp khó khăn với các vận động khi ảnh hưởng tới khớp gối. Vì thế người bệnh cần lưu tâm tới các sinh hoạt hàng ngày, lưu ý khi vận động và các tư thế di chuyển có liên quan đến khớp gối.

Hãy chú ý kiểm soát cân nặng của bản thân, tránh tình trạng thừa cân. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ hàng đầu liên quan tới các bệnh về khớp gối.

Cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao đúng cách. Nên luyện tập các bộ môn tốt cho khớp gối như: tập dưỡng sinh, tập yoga, bơi lội…

Người bệnh có thể kết hợp dùng thêm các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm nội khớp như  Hyalgan, hoặc huyết tương giàu tiểu cầu..

1.3. Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3

Giai đoạn 3 được gọi là thoái hóa khớp gối độ 3, lúc này từ hình ảnh chụp X-quang có thể thấy rõ tổn thương khớp đã khiến khe khớp bị hẹp, đặc xương dưới sụn, xuất hiện nhiều gai xương với các kích thước khác nhau và đầu xương đã có dấu hiệu biến dạng.

Biểu hiện lâm sàng

  • Khi đã sang giai đoạn 3, lớp sụn khớp đã bị tổn thương rõ rệt, xuất hiện nhiều gai xương đã làm khớp biến dạng và ảnh hưởng tới các hoạt động.
  • Các cơn đau vùng khớp gối thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh đi lại khó khăn. Rất khó khăn trong việc đứng lâu, đi nhiều hoặc leo cầu thang, thậm chí chỉ bước nhẹ khi đi bộ cũng cảm giác đau khớp.
  • Vào mỗi buổi sáng thường xuyên gặp tình trạng khớp bị cứng.
  • Vùng khớp bị sưng đỏ, thường xuyên xuất hiện cơn đau, nặng hơn có thể còn bị tràn dịch khớp.
  • Một số trường hợp còn bị vẹo nơi khớp gối.

Phương pháp điều trị

Thông thường ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu điều trị nội khoa kết hợp dùng thuốc chống viêm không steroid, kết hợp dùng thuốc bổ khớp và phương pháp vật lý trị liệu.

Thuốc tây điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3

Người bệnh cần điều chỉnh ngay thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các vận động mạnh liên quan đến vùng khớp gối.

Kiểm soát tốt cân nặng, không để tình trạng cơ thể thừa cân.

Luyện tập thể dục thể thao đúng cách như tập các môn yoga, bơi lội, đạp xe…

Người bệnh có thể uống thuốc hoặc dùng thuốc tiêm nội khớp

Trường hợp cần có thể dùng phương pháp phẫu thuật, nội soi khớp, đục xương chỉnh trục…

1.4. Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 4

Giai đoạn 4 còn được gọi là thoái hóa khớp gối độ 4, trên hình ảnh chụp X-quang: Dễ dàng nhìn thấy khe khớp đã bị hẹp rất nhiều, thậm chí còn bị hẹp toàn bộ, đặc xương dưới sụn, các gai xương có kích thước lớn khiến đầu xương bị biến dạng.

Biểu hiện lâm sàng

  • Khi bị thoái hóa khớp ở giai đoạn 4, có thể nhìn thấy cá đầu xương bị nhô ra do lớp sụn đã bị bào mòn hoàn toàn. Bao hoạt dịch cũng bị tổn thương nên không thể giúp bôi trơn ổ khớp khi vận động. Giai đoạn này, người bệnh bị hạn chế vận động nơi khớp gối, khi vận động sẽ bị đau và có thể nghe tiếng lục cục trong vùng khớp gối do các đầu xương bị va vào nhau.
  • Cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên và liên tục, khi người bệnh vận động, cơn đau còn dữ dội khiến người bệnh đau đớn.
  • Cứng khớp vào buổi sáng.
  • Khe khớp hẹp dẫn đến khớp biến dạng có thể gây dính khớp, lệch trục.
  • Thường xuyên xảy ra viêm khớp, tràn dịch khớp gối.

Phương pháp điều trị

Ở giai đoạn 4, người bệnh phải tích cực điều trị nội khoa kết hợp phương pháp vật lý trị liệu nhằm cải thiện sự biến dạng của khớp, giúp bệnh nhân có thể phục hồi các chức năng của khớp gối.

Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa thì các bác sĩ sẽ có thể chỉ định tiến hành điều trị ngoại khoa. Có thể cần nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, nếu cần sẽ phải phẫu thuật thay khớp.

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối khi bệnh ở giai đoạn 4

2. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Để phòng tránh bệnh lý thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh các tư thế vận động sai lệch trong lao động và sinh hoạt.
  • Tránh thực hiện động tác quá mạnh và đột ngột.
  • Những người có công việc lao động nặng, hãy đến trung tâm y tế kiểm tra định kỳ các vùng xương khớp trên cơ thể mình.
  • Kiểm soát cân nặng cơ thể, chống béo phì.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Nếu đang ở giai đoạn khớp chưa bị tổn thương, hãy tập bài tập đi bộ, đạp xe đạp..
  • Làm việc phù hợp: Làm công việc phù hợp sức khỏe, tránh vận động gây ảnh hưởng không tốt đến khớp gối.
  • Sử dụng liệu pháp massage hoặc ghế massage tại nhà để giảm đau, tăng cường hoạt dịch và tăng cường tuần hoàn máu để xương được chăm sóc tốt hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn.. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến thoái hóa khớp, bệnh xương khớp, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7