Điều trị viêm khớp háng thế nào cho hiệu quả

Với căn bệnh viêm khớp háng, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết giúp người bệnh có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vậy cần điều trị thế nào, dinh dưỡng, chế độ tập luyện ra sao để có được hiệu quả tốt nhất?

1. Phương pháp điều trị viêm khớp háng

Thông thường, với căn bệnh viêm khớp háng, người bệnh cần phải tiến hành chụp X-quang hoặc MRI. Đây là cách giúp người bệnh nhận thấy được các tổn thương của xương khớp. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp nhất.

1.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa (tức sử dụng thuốc Tây) được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp háng ở mức độ nhẹ. Khớp viêm chưa bị sưng tấy, viêm nhiễm nhiều. Lúc này, thuốc tây được sử dụng để có thể ức chế tình trạng viêm, giúp giảm đau cho người bệnh.

Loại thuốc được bác sĩ chỉ định thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm. Mỗi đợt điều trị bằng thuốc sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Người bệnh bắt buộc phải nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng bệnh.

Cách chữa bệnh viêm khớp háng theo phương pháp Tây y

Một thực tế là thuốc tây chẳng mấy tác dụng với căn bệnh này. Sau khi sử dụng thuốc, triệu chứng bệnh có thể giảm đi nhưng một thời gian sau lại nhanh chóng tái phát. Bên cạnh đó, các loại thuốc tây còn gây ra nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng dạ dày, tim, gan, thận…

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào. Ngoài ra, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

1.2. Điều trị ngoại khoa

Tiến hành điều trị bệnh ngoại khoa, tức phẫu thuật cho người bệnh được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đã sử dụng thuốc nhưng bệnh vẫn không khỏi. Phương pháp phẫu thuật nhằm tác dụng đưa máu về nuôi và cứu vãn chỏm xương đùi đang bị viêm.

Có thể nói đây là phương pháp cuối cùng có thể giúp bệnh nhân di chuyển và đi lại bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm và một số bất trắc trong quá trình thực hiện như đông máu, nhiễm trùng, bất tỉnh… Do đó, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp điều trị bệnh này.

2. Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm khớp háng

Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp háng, người bệnh cần phải bổ sung những dưỡng chất khác nhau để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết được loại thực phẩm mình nên ăn và cần phải kiêng. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ một số gợi ý giúp người bệnh có thể tự xây dựng được thực đơn ăn uống cho bản thân mình.

2.1. Người bệnh viêm khớp háng nên ăn

  • Thực phẩm giàu canxi: Muốn xương khớp háng phát triển tốt và giảm nhanh tình trạng đau nhức, người bệnh cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu thành phần canxi cho cơ thể. Bạn có thể ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như thịt nạc, sữa tách béo, trứng, sữa chua, hải sản…
  • Thực phẩm chứa axit béo không no: Loại thực phẩm này có thể ức chế được tình trạng sưng viêm, đau nhức ở khớp háng. Người bệnh có thể ăn các loại thực phẩm như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồi, dầu đậu nành, dầu olive, dầu hạt cải…
  • Ngũ cốc: Một số loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, hạt đỗ đen, đỗ xanh, hạt óc chó, hạt hạnh nhân… sẽ rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp háng. Chúng có chứa nhiều chất xơ, các axit béo và nguồn vitamin dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.

2.2. Người bệnh viêm khớp háng nên kiêng

Ngoài những thực phẩm nên ăn trên, người bệnh viêm khớp háng nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Một số món ăn làm tăng nhanh mỡ trong máu: Nhóm thực phẩm này bao gồm đồ đông lạnh, bánh kẹo ngọt – đây là nhóm gây nên các phản ứng viêm tấy ở mặt trong của bao khớp và gây đau nhức cho bệnh nhân.
  • Thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan, thịt lợn muối.
  • Rượu, bia và thuốc lá luôn có hại cho sức khỏe mà bạn cần hạn chế tối đa sử dụng chúng.
Hãy nói không với rượu, bia, thuốc lá trước khi quá muộn

3. Các bài tập luyện dành cho người bệnh viêm khớp háng

Ngoài chế độ dinh dưỡng được chia sẻ ở trên, những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp háng cần phải áp dụng một số bài tập luyện dành riêng cho căn bệnh của mình. Đây cũng là phương pháp hỗ trợ rất tốt cho người bệnh trong việc chữa trị bệnh viêm khớp háng. Người bệnh có thể tham khảo 3 bài tập sau để giúp cải thiện tình trạng hiện tại của mình tốt hơn:

3.1. Bài tập nâng chân

  • Tác dụng:
    • Tạo độ căng giãn, giảm bớt đi đau đớn cho khớp háng.
    • Làm chậm độ tiến triển của bệnh viêm khớp háng.
  • Thực hiện:
    • Bệnh nhân ở vị trí nằm sấp với mặt sàn. Đồng thời, hai tay chống thẳng lên để đỡ lấy cơ thể và hai mũi chân chạm vào mặt sàn.
    • Sau đó, bạn để hai đầu gối chạm xuống đất.
    • Từ từ nâng hai chân và tạo với mặt sàn thành một góc 90 độ.
    • Giữ ở vị trí này trong khoảng 5 giây và lặp lại như vậy 5 lần trong mỗi lần tập.
    • Mỗi ngày, người bệnh nên tiến hành thực hiện động tác này khoảng 2 lần.

3.2. Bài tập kéo đầu gối

  • Tác dụng:
    • Giữ cho hông và mông luôn di chuyển, giúp tăng phạm vi chuyển động cho khớp háng.
    • Giúp khớp háng được giãn ra và cử động linh hoạt hơn.
  • Thực hiện:
    • Bệnh nhân tiến hành nằm ngửa trên sàn nhà, đồng thời co hai đầu gối lại.
    • Sau đó, dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực cho đến khi bạn cảm thấy có sự căng giãn.
    • Người bệnh kéo gần càng sát vào ngực càng tốt. Nếu bạn thấy đau ở khớp háng thì hãy kéo ở một mức vừa phải.
    • Thực hiện động tác này từ từ và nâng dần lên cho đến khi cảm thấy mình có khả năng.

Người bệnh cần lưu ý thêm trong quá trình tập luyện nếu cảm thấy đau hơn thì cần dừng lại và thay đổi bài tập khác phù hợp.

3.3. Bài tập khép và dạng háng

  • Tác dụng:
  • Giúp khớp háng được mềm mại và vận động trơn tru hơn.
  • Giảm stress và thoải mái hơn cho người bệnh.

Thực hiện:

    • Người bệnh tiến hành nằm ngửa trên sàn nhà hoặc trên giường.
    • Hai chân duỗi thẳng và từ từ dạng chân ra rồi khép chân vào.
    • Người bệnh nên tiến hành lặp đi lặp lại trong khoảng 15-20 lần.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn trong việc thực hiện các bài tập, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thực hiện mà cần phải có sự hướng dẫn cụ thể và đúng cách của kỹ thuật viên.

Tập thể dục giúp phòng tránh bệnh viêm khớp háng

4. Biện pháp phòng tránh bệnh viêm khớp háng

Có thể thấy, bệnh viêm khớp háng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh viêm khớp háng chưa bao giờ là thừa đối với tất cả mọi người. Dưới đây là những cách phòng tránh bệnh viêm khớp háng, mọi người nên tham khảo để áp dụng cho bản thân mình.

  • Mỗi cá nhân hãy xây dựng cho bản thân mình một chế độ ăn uống hợp lý nhất. Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường độ đàn hồi cho xương khớp là điều cần thiết với mọi người lúc này.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Đây là cách giúp tăng cường độ đàn hồi và độ săn chắc cho xương khớp.
  • Không được mang vác các loại vật nặng, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp háng của bạn.
  • Khi làm việc và ngủ, bạn cần phải thực hiện với tư thế đúng đắn.
  • Luôn giữ cho tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng và stress quá mức.
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7