Dùng thuốc viêm khớp dạng thấp thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp. Đây là một dạng bệnh viêm tổn thương khớp, do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh xảy ra khi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào màng hoạt dịch của các tổ chức khớp dẫn đến tình trạng sưng, dẫn đến đau, nhói và cuối cùng làm biến dạng khớp. Cổ tay, bàn tay, bàn chân và mắt cá nhân là những vị trí thường xảy ra đau trong giai đoạn cấp tính. 

Viên khớp dạng thấp là loại bệnh tự miễn hiện chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn

Vì xuất phát từ hệ miễn dịch bên trong cơ thể nên đây là một dạng bệnh tự miễn. Khó xác định được nguyên nhân gây bệnh mà chỉ xác định được các yếu tố làm tăng tỷ lệ bị bệnh. Cụ thể:

  • Cơ địa: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bị tổn thương nặng và khó chữa hơn nam. Bởi vì sức đề kháng của nữ giới yếu hơn. Và phụ nữ phải trải qua các thời điểm nhạy cảm như mang thai, sinh con nên hệ miễn dịch càng yếu hơn.
  • Tuổi tác: So với những người trẻ, thì người cao tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn. Vì tuổi cao đồng nghĩa với sức đề kháng kém, cùng với sự lão hóa xương khớp nên dễ bị bệnh.
  • Môi trường: Những người thường xuyên sống trong môi trường ẩm ướt, sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm khớp gối dạng thấp.
  • Gen di truyền: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với những người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp người bệnh thoát khỏi viêm khớp dạng thấp hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường hướng đến cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. 

Thuốc viêm khớp dạng thấp cần phải uống đúng cách thì mới đem lại hiệu quả

Tùy vào tình trạng của người bệnh các bác sĩ sẽ có đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng trong trường hợp này sẽ là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm viêm đau, các loại thuốc Corticosteroid cũng có tác dụng giảm viêm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp, thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs) và nhóm thuốc sinh học. 

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc viêm khớp dạng thấp kể trên, thì phương án phẫu thuật sẽ được các bác sĩ xem xét và tiến hành nhằm giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp. 

Ăn gì kiêng gì khi dùng thuốc viêm khớp dạng thấp?

Dinh dưỡng

Rau xanh, sữa, cá, trứng là những loại thực phẩm nên được ưu tiên nhiều hơn trong từng bữa ăn của người bị viêm khớp dạng thấp. Người bệnh cũng không ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản vỏ cứng, không uống bia rượu, hút thuốc lá.

Tập luyện

Những môn thể thao nhẹ nhàng, không gây áp lực quá lớn lên các khớp sẽ được khuyến khích trong trường hợp này ví dụ như đi bộ, yoga, aerobic…  Mỗi ngày 30 phút tập luyện sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức, không bị tê cứng và các khớp vận động linh hoạt hơn. 

Sinh hoạt hàng ngày

Trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Cần phối hợp nhẹ nhàng giữa các công việc, siêng cầm, nắm, cử động bàn tay, ngón tay sẽ giúp các khớp được hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra thì lo lắng và áp lực cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh. Chính vì thế, người bệnh luôn phải giữ cho mình tâm lý vui vẻ, thoải mái. Tránh những chấn động tâm lý mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7