Gai cột sống có nguy hiểm không và những thông tin tổng quan về bệnh

Một trong những bệnh thường gặp ở người già dần có xu hướng “trẻ hóa” không thể không nhắc đến đó là gai cột sống. Vậy gai cột sống có nguy hiểm không? Gây ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh và có dễ chữa không? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Gai cột sống và nguyên nhân gây nên bệnh

Gai cột sống còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống, làm cho cột sống có sự thay đổi về cấu trúc, xuất hiện các gai xương mọc ở hai bên và phía ngoài của cột sống. Trên xương sống của cơ thể có hai vị trí thường gặp phải chứng bệnh này là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

Khi có biểu hiện của bệnh nên tiến hành điều trị sớm, nếu kéo dài thời gian sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: đau thắt cổ, vai, lưng do gai xương chèn ép dây thần kinh, thậm chí khó khăn trong việc vận động những vùng bị ảnh hưởng.

Phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống có vấn đề là nguyên nhân gây nên bệnh gai cột sống

Nguyên nhân:

Trước khi tìm hiểu xem gai cột sống có nguy hiểm không, bạn đã biết vì sao con người mắc phải chứng bệnh này chưa? Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính gây gai cột sống đó là do thói quen sinh hoạt hằng ngày như: thường xuyên phải bốc vác các vật nặng, sai tư thế trong cách ngồi học hay nằm ngủ. Dẫn đến gây tổn thương hay thoái hóa các khớp xương và để đáp ứng nhu cầu bảo vệ thì cơ thể sẽ mọc ra các gai và nhánh xương bao quanh khớp xương sống.

Bệnh cũng là biểu hiện của cơ thể bị lão hóa thường gặp ở những người có độ tuổi cao, cột sống cũng bị thoái hóa theo thời gian. Nguyên nhân của thoái hóa là do sự lắng đọng của Canxi.

Ngoài ra, người mắc bệnh gặp phải chấn thương nặng trong tai nạn liên quan đến cột sống. Ngoài ra, người thừa cân nặng cũng thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống và những người có nguy cơ cao mắc bệnh là do gia đình có tiền sử bệnh gai cột sống.

2. Làm sao để biết mình mắc bệnh gai cột sống ?

Biểu hiện khi mắc bệnh

Bệnh gai cột sống rất khó phát hiện vì không biểu hiện rõ ràng như các bệnh khác. Ban đầu người bệnh thi thoảng có cảm giác nhức mỏi lưng làm cho họ chủ quan trước những dấu hiệu này. Đến khi những cơn đau trở nên âm ỉ, dai dẳng và số lần xuất hiện ngày càng dày, người bệnh mới đi thăm khám thi bệnh đã chuyển biến nặng. Ngoài những biểu hiện như đau lưng, đau vai còn rất nhiều biểu hiện khác nhận biết như:

  • Đi đứng trở nên khó khăn, chỉ cần hoạt động nhẹ cũng sẽ bị nhức ở phần mọc gai của cột sống, đặc biệt là phần cổ và phần thắt lưng.
  • Không còn cảm giác với những vùng cột sống có gai như tay, chân do các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến cơ tay, cơ chân hoạt động không được linh hoạt như trước.
  • Trong trường hợp bệnh trở nên nặng, cơn đau từ cổ sẽ lan rộng đến tay, từ lưng sẽ lan nhanh xuống chân.
  • Dây thần kinh bị chèn ép làm cho người bệnh không kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện. Không những vậy, tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động, huyết áp giảm, hô hấp trở nên khó khăn.
  • Gai cột sống gây trở ngại cho cuộc sống của bạn, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, không muốn vận động làm cho máu ứ đọng lại dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Những đối tượng dễ mắc phải bệnh gai cột sống

  • Gai cột sống gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng do sự thoái hóa cột sống cũng như lắng đọng Canxi ở cột sống.
  • Người thường xuyên làm việc nặng trong thời gian dài và sai thói quen sinh hoạt hằng ngày như tư thế ngồi học, ngủ, vận động quá sức,…
  • Di chứng để lại sau tai nạn nghiêm trọng.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.

3. Cách phòng ngừa bệnh

Gai cột sống có nguy hiểm không? Ăn gì, ăn như thế nào để ngăn chặn được bệnh này?

Trước tiên, người bệnh nên cung cấp đầy đủ các loại thức ăn giàu Canxi. Tuy nhiên, hạn chế ăn thịt bò, cua, tôm quá nhiều do những thực phẩm này chứa hàm lượng cholesterol cao. Tăng cường bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin D trong khẩu phần ăn, nên tránh những loại thức ăn có hàm lượng mỡ cao gây thừa cân, tăng các loại thức ăn thực vật như rau, củ, quả. Để có một bữa ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cần phải cân bằng hàm lượng dưỡng chất trong bữa ăn, ăn vừa đủ tránh trường hợp ăn quá nhiều một loại thức ăn gây thừa chất dinh dưỡng.

Hạn chế sử dụng các chất có cồn như rượu, bia và các chất kích thích.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho đúng như tư thế nằm ngủ, ngồi học,… Đặc biệt là đối với những người làm việc ở văn phòng. Việc bạn ngồi ở một tư thế gập lưng, cúi đầu trong suốt thời gian làm việc mà không thay đổi tư thế một chút nào sẽ khiến cho bạn có cảm giác tê, nhức mỏi vì máu bị ứ đọng khó lưu thông. Và sẽ thật nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài.

Tránh làm việc quá sức, chơi các môn thể thao quá mạnh không phù hợp với khả năng, sức lực của mình mà nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng có tính thư giãn như yoga, bơi lội hay chạy bộ, đạp xe đạp.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh gai cột sống

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Chẩn đoán gai cột sống khi người bệnh bị đau ở vùng thắt lưng, vùng cổ hay có cảm giác bất thường như tê, nhức mỏi,…

  • Xét nghiệm máu: giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây nên bệnh gai cột sống.
  • Xét nghiệm điện học: xác định sự tổn thương của dây thần kinh cột sống ở mức độ nào bằng việc truyền tín hiệu từ xung điện lên não hoặc đến các bộ phận khác như chân, tay để loại trừ các nguyên nhân không liên quan đến gai cột sống.
  • Chụp X – quang: giúp ta thấy được vùng bị tổn thương, qua hình ảnh thu được có thể thấy sự thay đổi cấu trúc giữa các khớp xương. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến nhất, kết quả thu được sẽ giúp cho việc xác định được nơi có gai xương cũng như sự khác thường của cột sống.
  • Chụp CT scan: đây là phương pháp cho ra hình ảnh rõ nét, chi tiết cấu trúc xương sống. Từ đó đưa ra chẩn đoán diễn biến của bệnh.
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): cho thấy sự khác thường của hình dáng đĩa sụn và có bị chèn ép hay không ở dây thần kinh cột sống.
Xét nghiệm máu là bước cơ bản đầu tiên trong chẩn đoán và điều trị

Gai cột sống có khó điều trị không?

Tâm lý của người bệnh cho rằng gai cột sống không thể điều trị, sẽ đeo bám họ suốt đời. Vậy gai cột sống có nguy hiểm không? Với sự phát triển tiên tiến hiện nay, bệnh này hoàn toàn trị khỏi được bằng nhiều phương pháp:

  • Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm đối với người bị nhẹ. Nó làm cho người bệnh có cảm giác bớt đau nhức đầu, chân tay hơn khi chưa dùng.
  • Có thể dùng phương pháp trị liệu bằng vật lý như châm cứu hay thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể dẻo dai không bị lão hóa sớm.
  • Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng thì cách tốt nhất là tiến hành phẫu thuật sớm nhất có thể. Phẫu thuật là phương pháp điều trị đem lại tỷ lệ thành công cao nhất mà không gây cho người bệnh cảm giác đau đớn.

Những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên hy vọng đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc gai cột sống có nguy hiểm không. Có thể thấy, bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần hằng ngày của những người mắc phải. Thậm chỉ có những trường hợp mất khả năng hoạt động, bị liệt hoàn toàn. Vì vậy để phòng ngừa, ngay từ lúc này mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân, khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên luyện tập thể dục, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế sử dụng các chất kích thích.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7