Cơ chế và tác nhân gây bệnh gai cột sống thắt lưng
Gai cột sống thắt lưng là một trong những bệnh về xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ trung niên trở về sau và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn ở nữ. Mặc dù dễ gặp nhưng nhiều người vẫn còn rất mơ hồ khi nhắc đến bệnh lý này. Vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc liên quan đến gai cột sống thắt lưng.
Nội dung bài viết
1. Gai cột sống thắt lưng là chứng bệnh gì?
Trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thế nào là gai cột sống. Đây là một bệnh thoái hóa cột sống, xảy ra khi các gai xương hình thành ở hai bên cột sống hoặc phía bên ngoài. Gai xương là các điểm nhô ra hoặc các mỏm xương ở các khớp. Bản chất của nó chính là sự phát triển thêm của xương trên đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng xung quanh khớp, chủ yếu là do tổn thương hoặc viêm gây nên. Bất kì phần nào của cột sống đều có thể mắc phải bệnh gai cột sống, nhưng tập trung nhất vẫn là vùng cổ và vùng thắt lưng.
Vậy gai cột sống thắt lưng là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất là gai cột sống xảy ra ở vùng thắt lưng.
Các gai xương hai bên cột sống
2. Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh
Cơ chế
Cột sống ở vùng thắt lưng là nơi chịu nhiều sự ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể và khi chúng ta di chuyển, đứng yên lâu, mang vác nặng hay là khi ngẩng lên hoặc cúi xuống. Sự thoái hóa cột sống có xu hướng tăng theo độ tuổi, càng về già các khớp sụn càng suy giảm chức năng. Khi đó, các bao xơ sẽ bị rạn nứt hoặc mất nước và xẹp đi, khiến các đốt sống liền kề cọ xát vào nhau và dần dần bị mài mòn.
Hậu quả của quá trình này là các mâm đốt sống sẽ phải chịu một lực tải cao hơn bởi trọng lượng và các hoạt động của cơ thể, từ đó hình thành các gai xương ở hai bên đốt sống. Lúc này, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức và mọi sự vận động của cơ thể trở nên khó khăn hơn.
Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bởi khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt cột sống. Khi những khớp xương bị thoái hóa thì các đĩa đệm và sụn bọc ở các đầu xương bên trong khớp bị hư hại, bị tróc, tróc và làm lộ phần xương ở dưới lớp sụn. Do khớp cột sống bị viêm dẫn đến các đĩa đệm cũng sẽ bị hư hại, cột sống không thể khỏe mạnh như trước. Vì thế mà cột sống phải tìm cách tự ổn định bằng việc tự phát triển thêm các gai xương bao quanh những khớp xương sống và đốt sống ở thắt lưng.
Nguyên nhân
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra gai cột sống thắt lưng, bao gồm:
Sự lắng đọng canxi ở dây chằng của các đốt sống
Nguyên nhân này thường gặp trong trường hợp gai cột sống thắt lưng ở người lớn tuổi, dao động từ độ tuổi 50 trở lên. Khi các xương đốt sống, sụn khớp và các dây chằng quanh khớp bị thoái hóa có thể làm mất nước và làm biến đổi một số chất bên trong khiến sụn khớp dễ bị vôi hóa.
Gai cột sống thắt lưng do thoái hóa ở tuổi già
Chấn thương
Chấn thương có thể làm hư hại nhiều đến phần xương và khớp ở cột sống lưng, phản ứng tự nhiên của cơ thể có xu hướng sửa chữa phần bị xương khớp bị tổn thương nên sẽ tự hình thành gai cột sống.
Viêm khớp đốt sống mãn tính
Quá trình các khớp đốt sống bị viêm có thể ảnh hưởng nhiều đến phần sụn của đốt sống. Qua thời gian dài, phần sụn này dần bị mài mòn, bề mặt trơn láng của nó trở nên xù xì, thô ráp và cuối cùng hai bề mặt xương lại tiếp xúc và cọ xát lên nhau. Từ đó cũng hình thành nên các gai xương ở cột sống lưng.
Béo phì
Cơ thể của một người béo phì sẽ có trong lượng rất lớn, vì thế mà lực tác động lên cột sống cũng tăng lên, dẫn đến áp lực đè lên các đĩa đệm bị quá tải. Sự tự ổn định của xương cột sống trong trường hợp này cũng là một quá trình hình thành nên gai cột sống.
3. Triệu chứng điển hình
Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng và biểu hiện không rõ ràng. Trong đó, phổ biến nhất là các dấu hiệu sau:
- Đau thắt lưng: Đây có lẽ là triệu chứng rõ ràng nhất, bệnh nhân sẽ nhận thấy rõ cơn đau ở vùng lưng khi các gai xương mọc dài ra. Lúc đầu, chỉ là cảm giác đơ, cứng và đôi khi rối loạn cảm giác ở vùng lưng dưới, lâu ngày các cơn đau sẽ dữ dội hơn và kéo dài hơn khi đứng lâu hoặc di chuyển.
Triệu chứng rõ nhất của bệnh là đau thắt vùng lưng dưới
- Triệu chứng mất cân bằng: Việc vận động khó khăn sẽ khiến bệnh nhân trở nên lười vận động hơn, do đó khí huyết không được lưu thông sẽ dẫn đến cơn đau càng trầm trọng. khi được nghỉ ngơi, các hiện tượng đau thắt lưng và mất cân bằng sẽ giảm đi, tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời.
- Mất kiểm soát khi đại tiện, tiểu tiện: Khi tình trạng bệnh đã trở nên quá nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ không thể tự kiểm soát được việc đại, tiểu tiện mà đi ngay tại chỗ.
- Mất cảm giác vùng chi dưới: Khi bị gai cột sống thắt lưng, cơn đau có thể lan xuống các vùng chi dưới, ảnh hưởng đến rễ thần kinh khiến hai bắp chân, bàn chân bị tê bì, nhức mỏi, dần dần mất đi cảm giác, nghiêm trọng hơn có thể không chuyển động được.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Người mắc bệnh gai cột sống thắt lưng cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật như tụt huyết áp, vã mồ hôi bất thường (quá nhiều hoặc quá ít), các vấn đề về thị lực (mắt bị mờ, đồng tử giảm khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng),…
- Để lại biến chứng: cột sống bị vẹo sang một bên, bị gù hoặc có nguy cơ bị liệt. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà căn bệnh này gây ra nếu như không được chữa trị kịp thời.
Cột sống vẹo, gù do biến chứng của gai cột sống thắt lưng
Bài viết trên là những thông tin về các triệu chứng, nguyên nhân và cơ chế sản sinh của bệnh gai cột sống thắt lưng. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng. Phát hiện và điều trị bệnh sớm là cách tốt nhất để loại bỏ bệnh ra khỏi cơ thể và không để lại bất kì biến chứng sức khỏe nào về sau.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt