Gai đôi cột sống bẩm sinh là gì và có thật sự nguy hiểm?

Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh là gì mà khiến nhiều người thắc mắc và lo lắng. Đây là bệnh hình thành lúc trẻ còn trong bụng mẹ, khi trẻ sinh ra để lại những biến chứng như dị tật cột sống, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu áp dụng chữa trị đúng cách, có thể điều trị dứt điểm bệnh.

1. Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh là gì

Gai đôi cột sống bẩm sinh là bệnh hình thành khi thai nhi còn trong bụng mẹ, thường xảy ra tại đốt sống L5 – S1. Bệnh có tên gọi khác là nứt đốt sống, gây ra bởi việc gai xương bị hở hay ống thần kinh không đóng hoàn toàn.

Hằng năm, trên thế giới có khoảng 166.000 trẻ em mắc bệnh này. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xác định cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh. Đa phần đều được chẩn đoán là do dinh dưỡng người mẹ nạp vào trong thời kỳ mang thai.

Gai đôi cột sống bẩm sinh là gì được nhiều người quan tâm

2. Người đã mắc bệnh có bị nguy hiểm không?

Vị trí, kích thước dị tật trên cột sống là yếu tố xác định mức độ nguy hiểm của bệnh. Thường các khớp xương ở cuối cột sống hoặc vùng thắt lưng là nơi xuất hiện gai đôi cột sống. Do đó, nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây liệt dây thần kinh tại vị trí có gai xương dẫn đến đau dây thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng vận động, đại – tiểu tiện.

Bên cạnh đó, tình trạng nứt đốt sống và nén tủy sống sẽ gây ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn, đồ uống của trẻ, dẫn đến trẻ biếng ăn, hay quấy khóc. Nghiêm trọng hơn, não bộ có nguy cơ tổn thương cao, trẻ chậm nhớ, mau quên, ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và sinh hoạt sau này.

Trong một số trường hợp không mong muốn,trẻ có thể bị tử vong khi mắc phải bệnh này.

3. Biểu hiện của bệnh

Bệnh gồm ba dạng chính

  • Gai cột sống ẩn: đây là dạng phổ biến, thường gặp và không cần phải chữa trị. Biểu hiện của bệnh là trẻ xuất hiện má lúm đồng tiền, một chùm lông nhỏ trên da hoặc vết chàm trên lưng.
  • Thoát vị màng não: dạng này thường hiếm gặp và rất nghiêm trọng. Các  dịch tủy lúc này đã tràn ra khỏi cột sống. Nhận biết thông qua phần lồi trên da ở lưng trẻ.
  • Thoát vị màng tủy: tỷ lệ mắc bệnh dạng này hiếm gặp và dễ gây tử vong.

Biểu hiện chính của bệnh

Thông thường, bệnh thường biểu hiện khi trẻ được sinh ra hoặc ở những tháng cuối của thai kỳ với một số dạng phổ biến sau:

  • Xuất hiện dị tật trên cơ thể.
  • Bàn tay, bàn chân trẻ bị mất cảm giác. Trẻ không thể di chuyển các bộ phận này một cách linh hoạt.
  • Có hiện tượng rỉ nước tiểu, đại tiện khó.
  • Vẹo cột sống cổ.
  • Trẻ có thể bị co giật, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Muốn xác định được đúng về gai đôi cột sống bẩm sinh là gì, thông thường các bậc cha mẹ nên gặp bác sĩ chuyên ngành để có  thể chẩn đoán chính xác nhất. Một số phương pháp phổ biến được áp dụng để chẩn đoán như:

Chẩn đoán gai đôi cột sống bẩm sinh khi còn trong thai nhi

Các xét nghiệm tầm soát tiền sản được thực hiện để xem mức độ tổn thương do các xương gai gây ra hoặc biến chứng, dị tật nếu có, bao gồm:

  • Xét nghiệm AFP: đây là một dạng protein do thai nhi sản xuất ra. Việc xét nghiệm nhằm đo nồng độ  AFP đi vào trong máu người mẹ. Nếu nồng độ cao, chứng minh trẻ có nguy cơ bị dị tật.
  • Siêu âm: phương pháp này thường được sử dụng phổ biến, nhanh chóng giúp nhìn thấy được các gai xương thông qua hình ảnh siêu âm.
  • Chọc ối: một dạng xét nghiệm nồng độ AFP thông qua nước ối xung quanh thai nhi.

Chẩn đoán khi trẻ đã được sinh ra

Thông thường sẽ sử dụng các phương pháp như chụp X – quang, cộng hưởng MRI,…

Minh họa gai đôi ở đốt sống

5. Phương pháp chữa trị

Bệnh thường gây nguy hiểm ,ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Do đó, gai đôi cột sống bẩm sinh là gì và có chữa dứt điểm không luôn được nhiều người đặt câu hỏi.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa trị khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ, bác sĩ chuyên môn sẽ áp dụng phương pháp phù hợp, hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây y

Thường trẻ được kê đơn các toa thuốc như: paracetamol, codein, ibuprofen,… Cách chữa trị này chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, tác dụng chính là giúp giảm đau.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Khi bệnh ở mức độ nhẹ, đây là cách chữa trị được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Bởi, việc sử dụng các vị thuốc tự nhiên an toàn, lành tình, ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này bộc lộ ưu điểm là thời gian chữa trị lâu dài nên đòi hỏi tính kiên trì. Chú ý, nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên ngành trước khi sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Kem bôi ngoài da

Các lọ thuốc dạng kem hoặc gel thường chứa aspirin giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, dịu nhanh các cơn đau cho người bệnh khi thoa thuốc.

Vật lý trị liệu

Sự phát triển của ngành y học khiến cho phương pháp vật lý trị liệu ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Thông thường, trẻ sẽ được châm cứu, bấm huyệt, massage tại vùng bị đau giúp lưu thông máu, hạn chế sự chèn ép lên các dây thần kinh.

Phẫu thuật

Khi các gai xương tạo nên khối thoát vị trên bề mặt da làm cho các rễ thần kinh có hiện tượng bị chèn ép. Lúc này, phương pháp phẫu thuật bằng đường phía sau được áp dụng cho trẻ.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng theo kế hoạch của bác sĩ bao gồm: điều trị não úng thủy, vật lý trị liệu hay các vấn đề về xương khớp.

Phẫu thuật cho bệnh nhân gai đôi cột sống bẩm sinh

6. Biện pháp phòng tránh

Nên uống acid folic trước khi có ý định thụ thai và uống liên tiếp trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, việc xác định được thai kỳ thường rất khó chuẩn xác. Do đó, phụ nữ mang thai thường được khuyên sử dụng acid folic đều trong cả quá trình mang thai với hàm lượng nhỏ. Điều này sẽ giúp giảm 50% dị tật ở trẻ. Đối với phụ nữ đã từng sinh con có dị tật, việc bổ sung hàm lượng acid cần cao liều hơn.

Bên cạnh đó, người mẹ nên có một chế độ chăm sóc hợp lý. Tránh làm việc quá sức, thức khuya, sử dụng các chất kích thích,… Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, vitamin K và canxi. Đồng thời nên thực hiện các bài tập đơn giản, hoạt động thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ và bé

Con luôn khỏe mạnh là mong ước của mọi bậc cha mẹ. Nên thăm khám thai nhi định kỳ để sớm phát hiện bệnh tật nếu có. Nuôi dạy con đúng cách, khoa học để bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được một phần thắc mắc gai đôi cột sống bẩm sinh là để giúp các bậc cha mẹ an tâm hơn khí phát hiện và điều trị bệnh cho trẻ. Đây là xương khớp nguy hiểm, có thể chữa trị và không nên chủ quan.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7