Gai đôi cột sống là gì, có những dấu hiệu nào để nhận biết?
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa triệu chứng của gai đôi cột sống như: đau thắt lưng, giảm lực cơ tay chân, mất thăng bằng,… với dấu hiệu của bệnh đau xương khớp thông thường. Chính điều này gây ra sự chủ quan dẫn đến bệnh tiến triển nặng, khó điều trị. Vậy gai đôi cột sống là gì, có thể nhận biết qua dấu hiệu nào? Bài viết sẽ chia sẻ các thông tin liên quan, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán để sớm phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Gai đôi cột sống là gì?
Đây có thể là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải ở tuổi trưởng thành do cột sống thoái hóa hoặc chấn thương gây ra. Gai đôi cột sống là hiện tượng cột sống và phần xương phía trên dây sống bị tách đôi hoàn toàn. Ngoài ra, cũng có ý kiến khác cho rằng gai đôi cột sống là tình trạng các gai xương phát triển thêm ra hai bên và phía ngoài cột sống, trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp.
Không phải ai cũng biết gai đôi cột sống là gì
Thực ra, các gai xương không khiến người bệnh đau đớn, mà là do sự cọ xát của gai xương lên phần xương và các phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh gây đau nhức.
Gai đôi cột sống gồm 3 dạng phổ biến như sau:
- Gai đôi cột sống thể ẩn: Đây là dạng thường gặp nhất và cũng là tình trạng nhẹ nhất của bệnh, vì khe hở còn khá hẹp không gây thoát vị và làm ảnh hưởng đến tủy sống.
- Gai đôi cột sống có nang: Trong giai đoạn này, người bệnh có khả năng giảm đi đáng kể một số chức năng của cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện một nhóm các dị tật ở xương hoặc màng não.
- Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Khi bệnh phát triển đến tình trạng này, khi khe hở quá lớn khiến khối thoát vị bao gồm tủy sống, dịch não tủy và các dây thần kinh thoát ra ngoài và xâm nhập vào cùng thắt lưng. Hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp tới những nơi mà nó đi qua, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân mắc phải gai đôi cột sống thường phải đối mặt với những cơn đau nhức ở vùng lưng, vai, lan ra các chi. Do đó gây khó khăn cho việc vận động của người bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời còn có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sau này.
2. Vì sao bạn mắc bệnh gai đôi cột sống?
Một căn bệnh phổ biến như vậy, cả trẻ em lẫn người trưởng thành đều có thể mắc phải, vậy nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống là gì? Gai đôi cột sống xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách quan, trong đó phải kể đến những lí do sau đây.
Gai đôi cột sống là một căn bệnh bẩm sinh
Nhiều lý giải cho rằng gai đôi cột sống là một bệnh bẩm sinh, bệnh xuất hiện ngay trong giai đoạn thai kỳ của người mẹ. Đây là một dạng bệnh cực kỳ nguy hiểm về xương khớp ở trẻ sau sinh, nguyên nhân là do sự mở ra của ống thần kinh trong bào thai và phần xương sống nằm ở phía trên của phần dây sống.
Sự di truyền của bệnh thể hiện trong các trường hợp sau: Khi trong các thế hệ có một hoặc hai người bị gai đôi cột sống, hoặc một người trong cùng thế hệ như anh, chị, em mắc phải bệnh này.
Gai đôi cột sống do bẩm sinh di truyền
Gai đôi cột sống ở tuổi trưởng thành
Gai đôi cột sống cũng thường xảy ra ở người trưởng thành, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên. Những đối tượng là người lao động nặng nhọc, người làm việc văn phòng phải ngồi lâu một chỗ hoặc bị tổn thương cột sống do chấn thương thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất gây ra bệnh gai đôi cột sống.
- Tiền sử có bệnh xương khớp: Những người có bệnh lý thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp,… gây tổn thương cột sống. Do đó, để tự khắc phục những tổn thương đó nên nó sẽ tự điều chỉnh bằng cách mọc thêm các gai xương.
- Do quá trình thoái hóa ở tuổi già: thường gặp ở độ tuổi từ 60 trở lên. Quá trình thoái hóa sinh học của cột sống, do sự lắng đọng canxi ở các dây chằng tiếp xúc với đốt sống, lâu ngày sẽ tạo thành gai xương.
- Gai đôi cột sống do chấn thương: tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hoặc chơi thể thao sai cách dẫn đến tổn thương cột sống. Trong quá trình cơ thể tự tái tạo lại sẽ dẫn đến phần xương thừa mọc dài ra trở thành gai xương.
- Béo phì: Người có trọng lượng quá khổ sẽ dẫn đến tăng áp lực tác động lên cột sống, do đó mà sụn khớp dễ bị tổn thương. Sụn khớp bị xẹp xuống khiến bề mặt xương cọ xát vào nhau, kích thích tế bào tạo xương tự ổn định lại dẫn tới phần xương thừa ra và tạo thành gai.
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt những chất canxi, magie, kali,… sẽ dẫn đến sự kém phát triển hệ xương, do đó cũng dễ dàng hình thành gai.
Mắc bệnh gai đôi cột sống do thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu
3. Dấu hiệu nhận biết gai đôi cột sống là gì?
Nhận biết bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Vậy những triệu chứng rõ ràng nhất của gai đôi cột sống là gì?
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện điển hình như:
- Đau nhức ở vị trí gai đôi: thường là cột sống ở vùng cổ, thắt lưng. Trường hợp nặng cơn đau có thể lan ra hai vai, lan xuống cánh tay, bắp chân, bàn chân.
- Cơn đau sẽ giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi và tăng lên khi vận động nhiều.
- Tê bì tay chân: do rễ thần kinh bị các gai xương chèn ép khiến tay chân yếu đi, lực cơ giảm sút, cản trở sự vận động của người bệnh, thậm chí là rối loạn vận động.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Khi tình trạng bệnh trở nặng hơn, các gai xương chèn ép dây thần kinh phản xạ làm cho bệnh nhân không thể tự kiểm soát được đại tiểu tiện.
Cổ và thắt lưng là các vị trí gai đôi cột sống thường gặp nhất
4. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh chính xác?
Do các triệu chứng của gai đôi cột sống giống với những chứng bệnh xương khớp khác nên rất khó để chẩn đoán bằng lời. Để đưa ra kết quả chính xác nhất cần đến những cơ sở có thiết bị hiện đại hơn thông qua xét nghiệm, chụp và siêu âm. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm điện cơ (EMG) và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh (EMG/NCV).
- Chụp X – quang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
Bài viết trên là câu trả lời mà chúng tôi muốn mang lại nhằm giúp độc giả giải đáp đầy đủ câu hỏi gai đôi cột sống là gì. Bên cạnh đó, những triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh được đưa ra hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phát hiện, điều trị bệnh. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, không những gây bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có nguy cơ để lại các biến chứng về sau. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu như trên, hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt