Giải đáp thắc mắc: Bị đau vai gáy phải làm sao?

Đau vai gáy là triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại và gặp ở mọi lứa tuổi. Ở người trẻ thì thường gặp là dân văn phòng, ít vận động, tư thế học tập và làm việc, sinh hoạt không đúng cách. Ở người có tuổi thì thường do bị thoái hóa dẫn tới bị đau mỏi cổ vai gáy và nhiều vùng cơ xương khớp khác.

1. Bị đau vai gáy phải làm sao với từng mức độ nặng – nhẹ

Theo chúng tôi để có thể chữa đau vai gáy hiệu quả chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây đau là do đâu: vận động mạnh, do tư thế ngủ, ngồi hay do sự thoái hóa,… Cũng tùy vào mức độ tình trạng đau mỏi nặng – nhẹ như thế nào sẽ có cách điều trị phù hợp nhất.

1.1. Ở mức độ nhẹ

  • Không nên cố gắng quay đầu, quay cổ mà chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo đến mức không bị đau. 
  • Không nên ngồi trước quạt hay điều hòa vì nó có thể làm co cứng cơ và đau nhiều hơn.
  • Khi không biết bị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao thì có thể chườm âm ngay tại vùng cổ vai gáy hoặc chiếu đèn hồng ngoại.
  • Nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy tầm 10 – 15 phút để máu lưu thông tốt, các cơ được thư giãn sẽ giảm đau mỏi.
  • Nên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh.
Người bệnh không nên cố gắng quay đầu, quay cổ mà chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng

1.2. Ở mức độ vừa

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng miếng dán salonpas.
  • Có thể bác sĩ cho dùng thuốc giãn cơ để chống cơ co thắt quá mức.
  • Bổ sung nhiều vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12.
  • Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp trong trường hợp này.

1.3. Ở mức độ nặng

Trong trường hợp bệnh nặng cần phải sử dụng các biện pháp mạnh hơn như châm cứu, sử dụng thuốc dẫn truyền thần kinh. Cụ thể sẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các bạn biết bị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao và các phương pháp chữa trị đau vai gáy. Có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể phản hồi bằng cách để lại câu hỏi dưới bình luận của bài viết này. 

2. Đau vai gáy nguy hiểm không?

Tình trạng đau vai gáy dẫn tới đau đầu mà các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua sau đó biến mất thì bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn thường xuyên bị những cơn đau “gõ cửa” thì phải hết sức cảnh giác.

Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khá nguy hiểm như:

  • Biểu hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu như trước đây, bệnh lý này thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi thì nay nó đang có xu hướng trẻ dần; những cơn đau nhức xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh cũng như khiến cho các chi bị bại liệt và teo cơ.
  • Đau vai gáy dẫn đến đau đầu có thể là biểu hiện của bệnh u não hố sau. Bệnh này thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ. Người nào mắc phải bệnh này thường ít có thể sống qua 5 năm, nó vô cùng nguy hiểm và vẫn chưa có phương án điều trị.
  • Bệnh viêm khớp vai:  Thực tế thì đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nó vẫn hoàn toàn khiến cho vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Khớp có thể bị biến dạng, teo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động của người bệnh về sau.

Với tất cả những biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải ở trên, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Cần thăm khám để có hướng điều trị bệnh kịp thời nhất.

3. Cách chữa đau vai gáy hiệu quả 

Điều trị bệnh đau vai gáy không quá phức tạp nhưng người bệnh cần phải xác định được tình trạng bệnh của mình đang ở mức độ nào, do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó mới có hướng điều trị bệnh phù hợp nhất.

Bản chất của tất cả các phương pháp điều trị đau vai gáy nhức đầu đó chính là chữa trị đau vai gáy. Chỉ khi nào tình trạng đau vai gáy và những tác động của nó được kiểm soát và khắc phục thì bệnh mới được thuyên giảm, khống chế.

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh phổ biến được nhiều người cân nhắc cũng như chọn lựa đó là: phương pháp Tây y, Đông y và các bài vật lý trị liệu.

3.1. Điều trị đau vai gáy bằng Tây Y

Các sản phẩm thuốc Tây y có tác dụng giảm đau tức thì sẽ giúp những cơn đau đầu thuyên giảm nhưng đồng thời cũng có những tác dụng phụ đi kèm. Chính vì thế, cần phải lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng quá liều để đẩy nhanh tác dụng giảm đau.

Một điểm cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hay giãn cơ đó là: thuốc chỉ có thể điều trị ngọn bệnh, tức là các triệu chứng bệnh. Không thể điều trị được gốc của bệnh. Người bệnh chọn thuốc Tây y chỉ là phương án ngắn hạn.

Các sản phẩm thuốc Tây y có tác dụng giảm đau tức thì sẽ giúp những cơn đau đầu thuyên giảm

3.2. Phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy 

Phương pháp châm cứu được nhiều người bệnh cân nhắc, chọn lựa để kiểm soát và điều trị bệnh. Dùng kim và châm vào những huyệt đạo trên vai gáy giúp cho cơ được giãn, năng lượng được cân bằng cũng như tinh thần được thoải mái.

Các huyệt thường được châm cứu là: 

  • Huyệt phong thuỷ: Điều trị tình trạng cứng gáy, cứng cổ.
  • Huyệt phong trì: Điều trị đau đầu, vai gáy đau mỏi.
  • Huyệt đại chùy: Ngăn chặn tình trạng tái bệnh và tăng cường sức đề kháng.

3.3. Chữa đau vai gáy bằng xoa bóp

Có thể nói rằng, xoa bóp tại vị trí đau nhức chính là phương pháp giúp bạn giảm đau một cách nhanh chóng nhất. Đau vai gáy nhức đầu cũng vì thế mà thuyên giảm và không tác động quá nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Những động tác xoa bóp sẽ giúp cho người bệnh có cảm giác thoải mái, thư giãn. Bạn có thể sử dụng các hoạt động như: xoa, miết, ấn, day…

3.4. Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau vai gáy 

Hiện nay, các phương pháp vật lý trị liệu chữa bệnh đau vai gáy cũng được áp dụng thường xuyên. Các phương pháp được nhiều người áp dụng chính là: dùng máy kéo dãn, kích xung điện, chiếu đèn hồng ngoại,… Đây được đánh giá là phương pháp quen thuộc trong quá trình điều trị bệnh vật lý trị liệu. Người bệnh chỉ cần kiên trì thì chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ rất cao.

4. Phòng tránh bệnh đau vai gáy hiệu quả

Thực chất, tình trạng bệnh đau vai gáy nhức đầu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và cơ học. Nếu do nguyên nhân bệnh lý thì nên thăm khám để phát hiện bệnh và sử dụng phương pháp điều trị đúng hướng. Cùng với đó, không quên điều chỉnh những thói quen trong cuộc sống để tình trạng  bệnh được cải thiện hơn.

  • Tích cực bổ sung thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi: rau xanh đậm, cà chua, bí đỏ; quả nhà cam chanh, đu đủ, cherry…
  • Uống nhiều sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa: lượng canxi trong sữa cao rất tốt cho xương khớp.
  • Ăn nhiều hải sản giúp tăng cường canxi cho xương…
  • Chăm chỉ tập thể dục, thay đổi chế độ sinh hoạt
Chế độ luyện tập phù hợp giúp giảm cơn đau do đau vai gáy gây ra
  • Tình trạng đau nhức vai gáy một phần khá lớn là do người bệnh là việc quá sức, sai tư thế… chính vì thế cần phải nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nên có tư thế nằm ngủ thoải mái nhưng không kê gối quá cao.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức.
  • Tập luyện một số bài tập tốt cho xương khớp nói chung và khớp vai nói riêng: yoga, bơi lội…

Về cơ bản, đau vai gáy không phải là tình trạng bệnh lý quá nghiêm trọng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Chính vì thế, cần phải quan tâm tới sức khỏe cũng như thăm khám bệnh định kỳ

5/5 - (1 bình chọn)
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7