Giải đáp thắc mắc người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm không?

Một trong số câu hỏi được nhiều người quan tâm chính là: Người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Không giống với các biện pháp điều trị khác, phẫu thuật bao gồm nhiều yếu tố phức tạp hơn. Phương pháp này còn tồn tại một số nguy cơ mà người bệnh không nên bỏ qua.

1. Giải đáp thắc mắc người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm không?

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng trở nên dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Phác đồ phụ thuộc nhiều vào mức độ thương tổn của đĩa đệm. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý,… cũng là những yếu tố được đưa vào cân nhắc. Vì thế, người bệnh cần được chẩn đoán kĩ trước khi các bác sĩ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị.

Phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và phục hồi chức năng để điều trị. Trong trường hợp các biện pháp này không mang lại sự cải thiện cho người bệnh, các bác sĩ có thể cân nhắc đến can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật. Theo các bác sĩ, mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định trong 2 trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị các cơn đau đột ngột vùng thoát vị. Cảm giác đau đớn dữ dội không thuyên giảm dù đang sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác.
  • Người bệnh bị mất kiểm soát bàng quang, đường ruột. Đây chính là dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa. Tình trạng này sẽ có nguy cơ dẫn đến bại liệt cao.
Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định trong trường hợp nhất định

2. Chi phí cho một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Rất khó để ước tính được chính xác tổng chi phí cho một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Chi phí của mỗi ca mổ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: 

  • Phương pháp mổ: Mỗi một phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm lại áp dụng kỹ thuật và dụng cụ, máy móc y tế khác nhau. Tất cả các thiết bị kỹ thuật này đều có thể được tính vào chi phí của ca mổ.
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Chi phí của một ca mổ cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với trường hợp nếu người bệnh chỉ phẫu thuật để loại bỏ nhân đĩa đệm rò rỉ, không phát sinh biến chứng nào thì chi phí rơi vào khoảng 5 đến 10 triệu đồng. Còn đối với bệnh nhân bị tổn thương cả ống sống, mức chi phí có thể lên đến hơn 30 triệu đồng.

Ngoài hai yếu tố chính nói trên, chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác. Đó là dịch vụ chăm sóc sau phẫu thuật, thuốc men, bảo hiểm y tế,…

3. Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới

Ngày nay, y học đã phát triển thêm nhiều phương pháp phẫu thuật tiến bộ. Các loại phẫu thuật cổ điển như mổ hở không còn là lựa chon duy nhất. Các bệnh viện đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm những phương pháp mới sau:

3.1. Phẫu thuật bằng robot

Trong khi phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot giúp các bác sĩ xác định một cách chính xác vị trí đĩa đệm bị tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành mổ và loại bỏ phần nhân rò rỉ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Một số trường hợp cần hợp nhất tủy sống, robot có thể thực hiện quá trình cấy mô với độ sai lệch và mức độ ảnh hưởng thấp nhất.

Tuy nhiên, không phải lúc nào phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng sẽ áp dụng mổ bằng robot. Người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Theo đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Hơn nữa, mức chi phí cho phương pháp mổ này rất đắt. Đây cũng là yếu tố khiến phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến tại nước ta.

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot sẽ xác định một cách chính xác vị trí đĩa đệm bị tổn thương

3.2. Phẫu thuật bằng laser

So với phương pháp mổ bằng robot, mổ thoát vị bằng laser phát triển ở nước ta nhiều hơn. Phương pháp này còn được gọi là giải nén đĩa đệm bằng tia laser qua da. Trong khi tiến hành ca mổ, một thiết bị chuyên dụng có đầu dò sẽ chiếu tia laser vào vị trí được xác định trước. Thông qua tia laser, bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm đang gây tổn thương cho dây thần kinh.

Đây là phương pháp sở hữu ưu điểm là tỷ lệ thành công cao. Người bệnh cũng không mất nhiều thời gian nằm viện. Thế nhưng, tỷ lệ tái phát về sau của phương pháp này cũng không nhỏ. Mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser không thích hợp với người bệnh thoát vị nặng nhiều năm.

4. Những biến chứng gặp phải sau mổ thoát vị đĩa đệm

Tất cả các phương pháp mổ thoát vị dù có tỷ lệ thành công và an toàn cao nhưng nó vẫn có khả năng gây ra một số biến chứng như:

4.1. Cần mổ thoát vị đĩa đệm lần hai

Mổ thoát vị đĩa đệm có mục đích là loại bỏ phần nhân đĩa đệm rò rỉ đang chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh cột sống. Điều này có nghĩa là phẫu thuật không thể khôi phục cấu trúc ban đầu của đĩa đệm. Do đó, việc tái phát hoàn toàn có thể diễn ra.

Nhiều thống kê y tế chỉ ra rằng có khoảng 10% số ca bệnh mổ thoát vị gặp phải tình trạng tái phát về sau và cần mổ lần thứ 2.

4.2. Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

Nếu mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cảm thấy đau nhức thì rất có khả năng nhiễm trùng đã xảy ra. Đây là biến chứng thường gặp của các phương pháp phẫu thuật truyền thống phải sử dụng đến dao kéo. Nguyên nhân gây đau đớn sau mổ có thể do vệ sinh vết mổ không tốt hoặc vết khâu không đủ kín,…

Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh kê đơn để giúp cải thiện đáng kể những tình trạng khó chịu mà họ đang phải chịu đựng.

Đau là biến chứng thường gặp của các phương pháp phẫu thuật truyền thống

4.3. Mổ thoát vị đĩa đệm bị tê chân

Tê chân có tỷ lệ xảy ra thấp hơn so với hai biến chứng trên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình phẫu thuật đã tác động đến dây thần kinh lân cận. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy ca mổ không thành công. Đĩa đệm lúc này vẫn gây chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống.

Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc người bệnh có nên mổ thoát vị đĩa đệm không, cũng như các biến chứng nguy hiểm mà phương pháp này mang lại. Nắm vững những thông tin về vấn đề này sẽ giúp bạn có lựa chọn sáng suốt trong quá trình điều trị bệnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7