Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng và 4 phương pháp điều trị phổ biến hiện nay
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện đang dần trở thành căn bệnh phổ biến trong đời sống. Đây là bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong các bệnh nhân mắc các bệnh về thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về căn bệnh này cũng như những phương pháp điều trị bệnh phổ biến ngay dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay còn gọi là còn được gọi với cái tên khác là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng dưới. Bệnh lý xảy ra do bệnh nhân hoạt động thể lực với cường độ mạnh hoặc luyện tập thể thao quá sức trong lúc tập luyện. Tóm lại, bệnh có liên quan mật thiết tới việc vận động ở các cơ xương khớp vùng thắt lưng.
Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên chúng chiếm tỷ lệ cao nhất ở những người cao tuổi, người trưởng thành do phải lao động nặng nhọc. Theo thống kê, bệnh nhân trong độ tuổi 20 – 49 tuổi chiếm tới trên 60%.
Chứng thoái hóa đĩa đệm có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau: lưng trên, thắt lưng, khớp xương cùng cụt. Tuy nhiên thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến nhất. Số lượng người trẻ tuổi mắc căn bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng này cũng không hề hiến gặp.
2. Các cách chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
2.1. Chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng lâm sàng
- Giai đoạn đau cấp: Tình trạng đau lưng xuất hiện khi bệnh nhân gặp chấn thương hoặc cố sức. Mỗi khi cố sức, tình trạng đau lưng này ở bệnh nhân lại tái phát.
- Giai đoạn chèn ép rễ: bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng đau lưng lan xuống chân, đi khi đi, đứng hoặc hắt hơi. Vòng sợi ở giai đoạn này đã đứt làm cho một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy chèn ép rễ. Các thay đổi khác ở thoát vị là: ứ đọng tĩnh mạch, phù nề mô, …
2.2. Chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng cận lâm sàng
- Chụp X – quang quy ước
Thông qua các hình ảnh chụp X – quang quy ước là: hẹp khoang gian đốt ống, lệch vẹo cột sống, mất ưỡn cột sống, … sẽ xác định được vị trí thoát vị. Bên cạnh đó, chụp X – quang cũng giúp xác định chính xác các thương tổn cột sống là trượt đốt sống, khuyết eo, cột sống không vững ,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng sẽ xác định hình thái, tần số cũng như vị trí thoát vị. Phương pháp này chẩn đoán hiện đại, chính xác giúp phát hiện vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Mức giá của chụp cộng hưởng này khá cao nhưng bù lại chúng cho kết quả rất chính xác.
Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang
Với những bệnh nhân nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp MRI, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang. Kỹ thuật này sẽ xác định vị trí cũng như mức độ thoát vị đĩa đệm chính xác cao.
3. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
3.1. Điều trị với thuốc tây y
Thuốc tây y giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phác đồ điều trị để sử dụng loại thuốc phù hợp nhất. Các loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau chống viêm: Dạng uống hoặc tiêm là aspirin, paracetamol, profenid, diclofenac, … nhóm thuốc xoa bóp hoặc ở dạng cao dán như Methyl Salicylat, …
- Thuốc giãn cơ: Với các loại thuốc giãn cơ vân là Myonal 50mg, Diazepam 5mg, … dùng khi xuất hiện tình trạng cơ cơ cạnh cột sống gây vẹo và đau dữ dội.
3.2. Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ
Các phương pháp vật lý trị liệu, phản xạ thường được lựa chọn điều trị thoát bị đĩa đệm lưng. Chúng có thể hạn chế các cơn đau. giảm tình trạng chèn ép cột sống, tăng cường lưu thông máu, … giúp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các kỹ thuật trị liệu sử dụng trong điều trị bệnh này thường bao gồm:
- Massage: Phương pháp dùng lực tay tác động tới các huyệt đạo của cơ thể. Chúng giúp giãn cơ, lưu thông máu, giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên.
- Phương pháp nhiệt: sử dụng nhiệt độ nóng hoặc lạnh để làm giãn cơ, lưu thông các mạch máu. Đồng thời hỗ trợ giảm đau, điều trị bệnh hiệu quả.
- Điều trị bằng laser: sử dụng năng lượng tia laser bước sóng ngắn loại bỏ lượng nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh. Áp suất vì thế sẽ giảm, hạn chế tình trạng chèn ép lên đĩa đệm, kích thích tuần hoàn máu lưu thông chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Đai kéo giãn cột sống: Phương pháp này giúp làm giãn khoảng cách ở các đốt sống lưng. Từ đó giảm lực chèn ép ở cột sống lên dây thần kinh, giảm đau nhức, căng cứng. Sử dụng đai kéo giãn cột sống này cũng giúp khối thoát vị trở về đúng vị trí thông thường.
3.3. Châm cứu điều trị thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Châm cứu là hình thức sử dụng kim châm vào các chỗ huyệt đạo tại cột sống thắt lưng. Chúng có tác dụng giải phóng ứ trệ, giúp khí huyết được lưu thông. Từ đó giúp giảm đau cột sống lưng nhanh chóng.
Phương pháp điều trị bằng châm cứu này giúp sức khỏe người bệnh được cải thiện. Các cơn đau cũng được giảm nhanh về cường độ và tần suất nếu bệnh nhân điều trị bệnh sớm. Khi thực hiện châm cứu sẽ kích thích khu vực cột sống bị tổn thương tự sản sinh steroid một cách tự nhiên. Steroid sẽ thúc đẩy cơ thể tự sửa chữa, giải phóng thúc đẩy quá trình tự sửa chữa và giải phóng hormon endorphin giúp làm giảm đau.
Ở các bệnh nhân khác nhau, kết quả châm cứu sẽ khác nhau. Mức độ bệnh nặng nhẹ cũng sẽ áp dụng liệu pháp khác nhau. Trước khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành.
3.4. Điều trị phẫu thuật thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp như: điều trị nội khoa thất bại sau 5 – 8 tuần khiến chèn ép dây thần kinh cấp tính, thoái hóa đĩa đệm đa làm rách bao xơ, thoát vị di chuyển khỏi vị trí cũ. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật mở lấy bỏ nhân thoái vị và phẫu thuật nội soi.
Mỗi phương pháp điều trị bệnh có những ưu – nhược điểm riêng. Tùy thuộc tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, bạn cần tìm tới bác sĩ ngay khi có dấu hiệu tình trạng bệnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt