Hiểu như thế nào cho đúng về bệnh khô dịch khớp?
Khô dịch khớp là một bệnh lý, thường xảy ra các hiện tượng như phát ra tiếng động lạo xạo lúc hoạt động. Bệnh xảy ra âm thầm không triệu chứng nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như thoái hóa hoặc viêm khớp. Đây là một căn bệnh khá phổ biến, bất kỳ lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc phải. Vậy làm thế nào để phòng tránh tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân làm khô dịch khớp
Dịch khớp khô là tình trạng khớp không thể sản xuất đủ dịch nhầy giúp làm trơn từ đó gây tổn thương và làm phát ra các tiếng kêu lục khục.
Khô khớp có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các lý do sau đây.
Tuổi
Tuổi càng cao, cơ thể già hơn, các quá trình lão hóa diễn ra mạnh. Nguồn dinh dưỡng vận chuyển tới sụn giảm dần, dịch khớp sản xuất ra ít, gây ra bệnh lý trên. Ở người trẻ, nguy cơ mắc bệnh này cũng có thể nếu chế độ ăn thiếu vitamin, chất khoáng,…
Do hiện tượng vôi hóa ở khớp
Tình trạng calci lắng đọng ở ổ khớp làm cản trở các hoạt động của bộ phận này, lâu dần sẽ xảy ra hiện tượng khớp bị khô.
Thoái hóa làm khớp bị khô
Hiện tượng này thường xảy ra ở người cao tuổi, đối tượng mắc các bệnh lý như thấp khớp, đứt dây chằng, gout, chấn thương,… làm cho lớp sụn bị bào mòn dần, mất đi tính linh hoạt, từ đó gây ra các chèn ép ở lớp màng xương tạo ra tiếng kêu lục khục.
Thói quen
Các tư thế không đúng, những người hay mang vác vật nặng, ngồi xổm hay có thói quen gác chân cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo sụn, dẫn đến khô dịch khớp.
Cân nặng
Trọng lượng cơ thể quá lớn làm đè nén ở ổ khớp dẫn đến thoái hóa từ đó dẫn đến khô khớp.
2. Dấu hiệu nhận biết
Người bệnh bị khô dịch khớp thường gặp các dấu hiệu sau đây:
Đau âm ỉ nếu đang ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy khó khăn khi cử động. Trường hợp nặng hơn có thể đau dữ dội, việc đi lại, vận động, lao động,… hầu như không thể thực hiện được.
Ở ổ khớp thường phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác như co hoặc duỗi. Đây cũng dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh khô dịch khớp.
Vùng quanh khớp xuất hiện các hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đôi khi cảm thấy đau đớn,… làm cho bệnh nhân cảm thấy bất tiện, không thoải mái. Trường hợp nặng hơn thường xuất hiện các cơn sốt do viêm.
Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân hầu như không thể đi lại được. Nếu để kéo dài các cơ sẽ yếu dần, khả năng teo cơ hoặc bại liệt cao.
3. Cách phòng bệnh khô dịch khớp
Bệnh khô dịch khớp có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Để tránh tối đa các rủi ro thì phòng ngừa là cách hiệu quả nhất, dưới đây là một số biện pháp bạn nên làm:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể mỗi ngày. Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống chứa cồn.
- Tránh lao động quá sức, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi quá lâu. Nên kết hợp thư giãn nếu tính chất công việc là phải làm việc trong thời gian dài.
- Không nên hoạt động ở mỗi một tư thế mà phải chia đều ra hai bên. Tránh các thói quen xấu làm tăng nguy cơ khô dịch khớp như ngồi xổm, vác vật nặng chỉ một bên vai, đứng không thẳng lưng,…
- Tăng cường luyện tập để nâng cao sức khỏe. Tránh các bộ môn thể thao gây hại cho khớp như vác tạ, đá bóng,…
4. Chế độ ăn phù hợp cho người bị khô dịch khớp
Chế độ ăn cho người bệnh khô dịch ở khớp cũng cần thiết, dưới đây là một số lời khuyên tiêu biểu.
- Cần bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu calci để cải thiện tình trạng khô dịch khớp như thịt, cá, hải sản, xương,… Trong các thực phẩm này, lượng calci có hàm lượng rất lớn kèm theo đó là các chất bổ dưỡng như Omega-3, glucosamine,… rất có ích cho khớp và xương của bạn.
- Theo chuyên gia, người bị khô dịch khớp nên bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ nguyên liệu này mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển của hệ xương khớp, tăng cường nuôi dưỡng màng hoạt dịch và sụn khớp. Giúp khớp chắc khỏe và linh hoạt hơn.
- Nhóm thực phẩm kế tiếp được khuyên sử dụng cho người bệnh là rau xanh và hoa quả. Cụ thể như tía tô, tần ô, đậu bắp, bí đỏ, lá lốt, cam, dâu tây, bưởi,…
- Ngũ cốc rất tốt cho người bị khô khớp nhờ vào khả năng bổ sung chất nuôi dưỡng sụn, chống oxy – hóa, tái tạo sụn bị tổn thương,… Các loại hạt được khuyên dùng là mè, đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, hướng dương,…
- Ngoài ra, để tăng cường khả năng chống viêm, giảm đau thì nên bổ sung thêm các thành phần như tiêu, tỏi, giá đỗ,… trong bữa ăn hàng ngày có thể ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Nên hạn chế các thực phẩm
Nội tạng
Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất có hại cho sụn khớp và cơ thể như cholesterol, purin,… nên được xếp vào nhóm đại kỵ với người bệnh. Cần tránh loại này vì làm tăng nguy cơ thoái hóa dẫn đến khô khớp.
Đồ ăn dầu mỡ
Các loại thực phẩm chiên dầu chứa quá nhiều chất béo sẽ gây hại cho người bệnh khô dịch khớp. Việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ làm giảm quá trình hấp thu calci của cơ thể, tích nhiều mỡ thừa dẫn đến tình trạng thoái hóa và khô khớp.
Đồ ăn chứa nhiều đường hoặc muối
Nhóm thực phẩm tiếp theo nên tránh là đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Khi ăn những loại thực phẩm này sẽ làm cho quá trình bào mòn ở khớp diễn ra mạnh mẽ hơn. Ức chế quá trình tái tạo sụn khớp do đó nếu muốn cải thiện bệnh hoặc phòng ngừa thì nên tránh xa nhóm thực phẩm này.
Bệnh khô dịch khớp là nguyên nhân cơ bản làm cho quá trình lão hóa ở xương khớp xảy ra nhanh hơn, việc tìm hiểu và phòng ngừa bệnh là điều cần thiết, giúp mọi người có thể tránh xa các rủi ro không mong muốn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt