Một vài lưu ý cho người bệnh khi sử dụng thuốc chữa gút

Bệnh gút hay còn được gọi là thống phong là loại viêm khớp phổ biến hiện nay. Bệnh này gây ra các cơn đau dữ dội và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy có những loại thuốc chữa gút nào? Người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc chữa gút?

1. Những loại thuốc chữa gút phổ biến hiện nay

Việc sử dụng các loại thuốc chữa gút sẽ giúp giải quyết các cơn đau cấp tính và ngăn ngừa tái nhiễm. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay:

1.1. Thuốc Colchicin

Colchicin là thuốc được lựa chọn để làm giảm các cơn đau do bệnh gút gây ra. Người bệnh cần sử dụng thuốc càng sớm càng tốt để đạt được hiệu quả nhất định. Thuốc làm giảm cơn đau và giảm viêm ngay trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc. 

Người bệnh gút nên dùng 3 liều/ngày trong ngày đầu, tối đa là 4mg và giảm dần xuống 1 liều 1 mg/ngày.

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể sẽ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Khi thấy các hiện tượng nôn, tiêu chảy cần phải giảm liều hoặc tạm ngưng và báo ngay cho bác sĩ điều trị. Người có tiền sử bị dạ dày, suy gan thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc này trong quá trình điều trị. Không nên dùng thuốc lâu dài vì có thể gây bệnh về nhược cơ.

Các loại thuốc chữa gút sẽ giúp giải quyết các cơn đau cấp tính

1.2. Thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không steroid cũng là loại thuốc được sử dụng phổ biến giúp làm giảm các cơn đau. Người bệnh có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, ibuprofen, ketoprofen, naproxen, piroxicam và diclofenac. Do đây là nhóm thuốc kháng viêm không steroid sẽ gây ra các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có thể mắc bệnh kèm theo như đau dạ dày, suy thận nặng. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng phối hợp thêm với colchicin. Từ đó giúp nâng cao tác dụng có lợi và hạn chế tác dụng phụ của cả hai loại thuốc.

1.3. Thuốc corticoid 

Corticoid là loại thuốc kháng viêm mạnh có tác dụng giảm đau tức thì. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều thuốc này sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hại cho sức khỏe. Một số tác hại có thể kể đến như: Giảm sức đề kháng, huyết áp yếu, tiểu đường, tim mạch,… Chính vì vậy,  khi sử dụng thuốc corticoid cần được các y bác sỹ tư vấn để giữ an toàn cho sức khỏe.

Ngoài điều trị chống viêm, giảm đau, người bệnh cần sử dụng thuốc hạ axit uric trong máu để dự phòng cơn gút cấp.

1.4. Nhóm thuốc hạ axit uric trong máu

1.4.1. Thuốc Allopurinol

Allopurinol là thuốc hàng đầu được sử dụng để điều trị bệnh gút. Tuy nhiên khi mới bắt đầu dùng thuốc cần phải dùng liều thấp, sau đó tăng dần 3 đến 4 tuần một lần đến khi nồng độ acid uric trong máu trở lại bình thường. Allopurinol gây độc cho thận nên cần thận trọng với người có tiền sử suy thận. Người bệnh cần kiểm tra thận thường xuyên trong quá trình điều trị, nếu độ lọc cầu thận giảm thì cần phải giảm liều thuốc hoặc giãn cách thời gian giữa các lần dùng. Thuốc Allopurinol không sử dụng trong cơn gút cấp mà chỉ dùng khi viêm khớp đã thuyên giảm.

1.4.2. Thuốc Febuxostat

Thuốc Febuxostat sẽ được chỉ định dùng cho bệnh nhân có kèm suy thận hoặc gặp phải tác dụng không mong muốn với allopurinol.

1.4.3.  Probenecid

Là loại thuốc giúp tăng thải axit uric qua thận, từ đó làm hạ nồng độ axit uric trong máu. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như sỏi thận, phát ban da, nhức đầu…

1.4.4.  Pegloticase

Dùng Pegloticase sẽ làm giảm axit uric một cách nhanh chóng. Đây là thuốc tiêm, được thực hiện ở cơ sở y tế và do bác sĩ chuyên khoa khớp chỉ định thực hiện. Thuốc Pegloticase sẽ được tiêm 2 lần một tuần vào tĩnh mạch. Thuốc có thể gây buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực…

2. Một số lưu ý cần thiết cho người bệnh khi sử dụng thuốc chữa gút

Việc sử dụng các loại thuốc chữa gút trên cũng chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng, giảm biến chứng của khớp. Người bệnh trong quá trình điều trị cần hết sức thận trọng:

2.1. Không lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau

Việc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid đối với những người bị gout là rất phổ biến. Những loại thuốc này hoạt động thông qua ức chế tổng hợp prostaglandin. Việc lạm dụng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mỏng gây viêm, chảy máu dạ dày, tá tràng. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc đề điều trị bệnh gút

2.2. Theo dõi nồng độ acid uric máu và acid uric niệu

Người bị bệnh gút nên uống thuốc làm tăng đào thải acid uric niệu, là benziodoron kèm theo uống nước bicarbonat. Người bệnh có thể dùng thuốc để làm tiêu acid uric trong máu là uricozym. Loại men urat-oxydase này có tác dụng làm giáng hóa acid uric thành allantoin. Chất này được hòa tan gấp 10 lần so với acid uric, dễ dàng đào thải ra ngoài qua thận. Uricozym làm giảm acid uric rất mạnh, vì thế trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi nồng độ acid uric máu cùng với lượng acid uric niệu để điều chỉnh liều. Nên giữ nồng độ trong máu dưới 60mg/l.

2.3. Kết hợp chế độ ăn uống phù hợp

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với sử dụng thuốc sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Chế độ ăn góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu, ngăn chặn cơn đau và đồng thời dự phòng sự phát triển của bệnh. Vì thế, với bệnh nhân gút, cần lưu ý chế độ ăn như sau:

  • Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purin như cá mòi, cá trích, cá đối, trứng vịt lộn, nội tạng động vật… Không ăn mỡ động vật, thực phẩm nhiều đường, không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích…
Kết hợp dùng thuốc với chế độ dinh dưỡng phù hợp để đạt được hiệu quả điều trị
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều đạm protein, hải sản,… các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà, cacao, chocolate… Các chất này sẽ gây ra tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả trái cây, ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc, uống nhiều nước để loại bỏ axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu.

Như vậy, việc sử dụng thuốc chữa gút cần tuân thủ chặt chẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập để đạt kết quả tốt nhất.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7