Ngày Tết người bị Gout kiêng ăn gì?
Nội dung bài viết
Bệnh Gout là gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan.
Nước ta trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, bên cạnh đó xuất hiện một số người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã làm cho bệnh gout ngày một tăng.
Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1978 đến 1989, viêm khớp do gout chiếm 1,5% các bệnh về khớp và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp.
Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 – 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout… ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout gồm có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
- Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.
- Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gout (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
- Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.
Theo các chuyên gia, bệnh gout hình thành do quá trình bài tiết uric gặp trở ngại, hoặc do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Đây là chất chuyển hóa của purine và 20% purine trong cơ thể con người đến từ thức ăn, đặc biệt là rượu bia và các thực phẩm giàu đạm ngày Tết.
Ngày Tết người bị Gout kiêng ăn gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Thực phẩm ngày Tết rất phong phú và đa dạng, do vậy, những người bị gout thường sẽ nạp nhiều năng lượng hơn thường ngày. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe”.
Đối với những người bị gout thì ta nên hạn chế ăn các chất đạm. Mỗi bữa chỉ nên bổ sung từ 35-40gr chất đạm. Nên bổ sung thêm trứng và sữa để tăng chất đạm.
Đặc biệt cần tránh dùng nhiều rượu, bia, tránh việc ăn uống quá dư thừa, tránh ăn nhiều những thực phẩm có chứa purine như: tạng phủ, bộ đồ lòng các loại động vật, cật heo; trứng cá; hàu; sò; ngỗng; tép; men sữa…”
Bệnh Gout nên ăn gì?
Những người mắc bệnh gout mãn tính cần dùng nhiều các loại rau, củ, quả tươi, trái cây tươi. Những loại thức ăn thích hợp như: đậu ván trắng, thịt bò, cá chép, lươn, giăm-bông…
Ngoài ra, nên uống nhiều nước 2-3 lít mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, vì khi mắc bệnh gout dễ dẫn đến mắc bệnh sỏi thận.
Nên cố gắng hạn chế và tránh dùng chung hải sản và bia. Vì trong lúc dùng hải sản tươi sống mà uống kèm theo quá nhiều bia, sẽ làm sản sinh ra quá nhiều acid uric.
Một khi acid uric trong cơ thể dư thừa sẽ lắng đọng lại ở khớp, gây tổn hại cho khớp, khiến bệnh gout bộc phát nặng nề hơn.
Ngày Tết có rất nhiều nguy cơ làm bệnh gout nặng hơn vì thế những người bị bệnh này nên chú ý ăn thêm nhiều các loại rau quả như: Rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò sẽ rất tốt.
TS Lâm chia sẻ: “Bên cạnh đó, trong khi chế biến món ăn cho người bị gout, nên bỏ các loại nước dùng như nước dùng thịt, nước hầm xương để hạn chế chất đạm từ động vật hấp thụ vào cơ thể.”
Một điều đáng lưu tâm với những người bị gout chính là cần phải giữ ấm cơ thể. Nhiệt độ lạnh là nguyên nhân khiến các cơn đau gút cấp gia tăng. Do đó, người bệnh nên có biện pháp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi không ra ngoài.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt