Người bị bệnh gút nên kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe
Gút là một dạng viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hoá liên quan trong quá trình ăn uống. Xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao khiến các tinh thể uric hình thành, tích tụ trong và xung quanh khớp. Vậy bệnh gút nên kiêng ăn gì trong quá trình điều trị.
Nội dung bài viết
1. Dấu hiệu bệnh gút đang “tấn công” bạn
- Gần một nửa các trường hợp bệnh gút ảnh hưởng đến ngón chân cái, trong khi các trường hợp khác ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Những người bị bệnh gút trải qua các cơn đau, sưng và viêm khớp đột ngột và dữ dội.
- Bệnh gút thường tấn công bạn vào bạn đêm gây đau nhức, mất ngủ, bạn sẽ có cảm giác ở vị trí bị gút như đang bốc cháy.
- Những hạt urat nổi dưới da và di động được do sự lắng đọng sỏi urat ở vành tai, xương bánh chè, gót chân,…
- Xét nghiệm máu thấy chỉ số của axit uric trên 400 micromol/lit
2. Đối tượng dễ mắc bệnh
- Những người thừa cân, béo phì.
- 95% người bị bệnh gút là đàn ông trung niên hoặc phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
- Có tiền sử cha mẹ, anh chị em hoặc các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gút.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt nội tạng và một số loại cá.
- Uống nhiều rượu.
- Dùng thuốc như thuốc lợi tiểu và cyclosporine.
- Từng mắc những bệnh lý như huyết áp cao , bệnh thận , bệnh tuyến giáp, tiểu đường, chấn thương khớp,…
3. Điều bị bệnh gút như thế nào
Hiện nay bệnh gút chưa có phác đồ điều trị hoàn toàn. Hạn chế nồng độ axit uric và giảm các cơn đau khớp khi gút tấn công là phương pháp điều trị chủ yếu. Những loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh gút như:
- Nhóm thuốc chống viêm như: cochinchine, thuốc chống viêm không steroid, và những trường hợp nặng cần đến thuốc corticoid,…
- Thuốc allopurinol – thuốc giảm axit uric trong máu.
- Probenecid được dùng để hỗ trợ quá trình đào thải axit uric hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm.
- Các loại thuốc ngăn ngừa các cơn gút bao gồm: Các chất ức chế xanthine oxidase như allopurinol (Lopurin, Zyloprim), probenecid (Probalan).
Cùng với thuốc, bạn có thể thay đổi lối sống để giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn và giảm nguy cơ bị các cơn gút trong tương lai.
- Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
- Giảm cân
- Từ bỏ hút thuốc
4. Bệnh gút nên kiêng ăn gì trong bữa ăn hàng ngày?
Ở một số người, chế độ ăn uống phóng túng, thừa chất là nguyên nhân chính dẫn đến bị gút và khiến bệnh nặng hơn. Để quá trình điều trị hiệu quả, người bị bệnh gút nên kiêng ăn gì?
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, cá hồi,… là những thực phẩm giàu chất đạm. Với người bị bệnh khớp, nguyên nhân chính gây bệnh do lắng đọng các tinh thể urat, việc nạp thêm nhiều chất đạm sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể gây viêm khớp, khiến các cơn đau nhức của bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn, gây nên bệnh gút mãn tính.
Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao
- Nước ngọt, nước giải khát: Tuy trong thành phần của nước ngọt không có chất purin nhưng trong quá trình chuyển hóa đường glucose trong nước ngọt, chất purin được hình thành và tích tụ trong máu, gan. Những người thường xuyên uống nhiều nước ngọt có nguy cơ bị gút cao hơn người ít sử dụng.
- Các sản phẩm có hàm lượng đường cao như soda và một số loại nước ép, ngũ cốc, kem, kẹo,…
Rau xanh
Một số loại rau như bina, măng, nấm, bắp cải, súp lơ,… cũng là những loại rau chứa nhiều purin hơn các thực phẩm khác, người bệnh gút nên hạn chế sử dụng.
Tuy nhiên, bạn không cần kiêng các rau xanh hoàn toàn, có thể sử dụng với chế độ ăn uống linh hoạt và hàm lượng vừa đủ vì chất purin có nguồn gốc thực vật dễ dàng bài tiết hơn các thực phẩm khác.
Ngoài ra, nên hạn chế những thực phẩm này có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric như, hoa quả chua, đồ lên men, giá đỗ,…
Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo
Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gút. Sử dụng nhiều chất béo làm tăng cảm giác đau nhức trong khớp do sự kích thích phản ứng viêm gây giãn mạch, xung huyết. Vì vậy để hạn chế tăng cân, người bị gút nên hạn chế tối đa các chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.
Nội tạng động vật
Hàm lượng purin chứa trong nội tạng động vật như tim, dạ dày, gan, ruột non,… rất cao, cao hơn cả trong các loại thịt đỏ và nhiều chất đạm. Ảnh hưởng trực tiếp bệnh, làm cho bệnh ngày một nặng thêm.
Kiêng ăn hải sản
Bệnh gút nên kiêng ăn gì? câu trả lời đó chính là hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như sò, tôm, cá trích, trai, cá cơm và cá mòi,… chất purin trong những thực phẩm này sản sinh ra tinh thể uric ứ đọng gây nguy hiểm cho những bệnh nhân bị gút. Từ 110g- 170g là hàm lượng thịt hải sản ở mức tối thiểu trong một ngày.
Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích
Sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá,… rất có hại cho người bệnh gút, chúng có thể làm hưng phấn thần kinh gây tái phát bệnh gút. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn làm suy yếu khả năng thanh lọc của gan và thận, gây đau nhức xương khớp giữ dội, kéo dài. Tác động xấu đến quá trình điều trị.
Sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh gút. Để quá trị điều trị có hiệu quả nhanh chóng, người mắc bệnh gút có thể thực hiện chế độ ăn kiêng và thường xuyên sử dụng những thực phẩm như.
- Trái cây: mọi loại trái cây đề rất tốn cho cơ thể người bệnh gút, đặc biệt ăn nhiều đào có thể giúp giảm nồng độ axit uric và giảm viêm hiệu quả.
- Tăng cường chất xơ, vitamin vào cơ thể.
- Uống nhiều nước, nước ép dứa, nước ép cà rốt.
- Thực phẩm từ sữa. Khuyến cáo nên sử dụng các loại sữa không đường, ít béo sẽ tốt hơn.
- Dầu thực vật từ oliu, dầu dừa,…
Cần một quá trình dài mới có thể điều trị khỏi bệnh gút. Vì vậy bạn cần kiên trì và làm đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn trọng trong việc xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày cho bản thân mình. Hy vọng, với bài viết “bệnh gút nên kiêng ăn gì” sẽ giúp mọi người duy trì và thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút hiệu quả, tìm lại một cơ thể khỏe mạnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt