Người bị đau vai gáy nên nằm ngủ ở tư thế nào?
Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và tình trạng sức khỏe. Ngủ đúng tư thế sẽ giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Đối với người bị đau vai gáy nên nằm tư thế nào lại càng quan trọng vì nó có thể giúp tình trạng thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có một giấc ngủ ngon nhé!
Nội dung bài viết
1. Tư thế nằm ảnh hưởng đến cổ vai gáy như thế nào?
Nguyên nhân sâu xa của việc đau vai gáy là máu không được lưu thông đến các vị trí đó gây đau nhức mỏi các khớp. Còn nguyên nhân dẫn tới việc máu không được lưu thông là do chúng ta nằm ngủ không đúng tư thế khiến đầu bị lệch, vẹo sang một bên hoặc kê gối quá cao, quá cứng.
Ngoài ra, khi ngủ bật quạt suốt đêm khiến vùng cổ bị lạnh, khí huyết không lưu thông làm người cứng đơ, rất dễ dẫn tới cổ bị đau, vai gáy không cử động được khi ngủ. Việc bật quạt suốt đêm, nhất là để trên đầu giường là rất nguy hiểm.
Một số bệnh lý cũng làm đau vai gáy hơn khi nằm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau lưng,… Khi đó tư thế ngủ sai lệch, chèn ép dây thần kinh dẫn đến việc đưa máu lên não kém gây cứng các cơ ở vùng vai gáy lúc nửa đêm, gần sáng.
2. Đau vai gáy nên nằm tư thế nào?
2.1. Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau vai gáy
Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị đau vai nói riêng và tất cả mọi người nói chung là nằm ngửa vì nó không gây áp lực quá lớn lên bộ phận nào của cơ thể. Bên cạnh đó, tư thế này cũng giúp chân tay được thoải mái nhất.
Đặt một chiếc gối bên dưới đầu và một chiếc gối dưới mỗi cánh tay. Việc ôm thêm một chiếc gối sát bụng vùng dạ dày sẽ giúp phần vai ổn định hơn.
Nếu như người bệnh bị đau cả lưng hay thoái hóa cột sống lưng thì sử dụng một chiếc gối mỏng đặt dưới thắt lưng sẽ giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống.
2.2. Nằm nghiêng ôm gối là lựa chọn tốt thứ 2
Nếu như chưa quen với tư thế nằm ngửa thì bạn có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng. Tư thế này không được chọn gối quá cao mà chọn gối có chiều rộng bằng vai để giữ cổ đúng vị trí, co chân một chút lên phía ngực và đặt một chiếc gối giữa 2 đầu gối.
Khi nằm nghiêng nên nằm nghiêng bên vai mà bạn cảm thấy không bị đau.
Ngoài ra, các bạn bị đau vai gáy không nên nằm sấp vì có thể gây lệch vai. Ngoài ra, tư thế này còn ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bởi chúng phải chịu một trọng lực khá lớn của cơ thể.
3. Đau vai gáy nên làm gì để giảm đau?
Khi đã biết đau vai gáy nên nằm như thế nào tốt nhất thì bạn cũng nên áp dụng những cách sau để giúp tình trạng này được cải thiện:
3.1. Chọn gối ngủ đúng cách
Một trong những cách giúp bạn có giấc ngủ ngon đó là một chiếc gối đầu tốt. Tuy nhiên, lựa chọn gối cho người bị đau vai gáy lại khác với bình thường ở chỗ:
- Nên chọn gối lõm hoặc gối định hình với chất liệu cotton là tốt nhất.
- Cần thay gối mới mỗi năm 1 – 2 lần vì sau một thời gian sử dụng gối sẽ bị xẹp và biến dạng.
- Chiếc gối phù hợp với người trưởng thành bị đau vai gáy là 10 – 15cm. Chiều rộng đến vai để giúp cổ giữ đúng tư thế, độ lún không quá 3 – 4cm.
- Nếu như đi xe đường dài nên chuẩn bị cho mình một chiếc gối chữ U để giúp giảm đau vai gáy khi nằm.
3.2. Luyện tập thể dục, vận động cơ thể
Để có một giấc ngủ ngon thì hoặc là cơ thể phải được thoải mái, hoặc là cơ thể khá mệt mỏi. Chính vì thế việc vận động, thể dục thể thao là rất quan trọng và cần thiết để vừa có một sức khỏe tốt, vừa có một giấc ngủ ngon. Hơn nữa, khi điều trị đau vai gáy các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên thực hiện các bài tập tập trung ở phần lưng trên
Một số bài tập phù hợp cho người bị đau vai gáy như: đi bộ, yoga, ưỡn cổ, xoay cổ nhẹ nhàng, ngồi thiền, các động tác vận động tay, vặn người sang 2 bên, cúi lưng ở mức có thể gập được mà không đau.
3.3. Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất
Đau vai gáy nên nằm tư thế nào chúng ta đã có câu trả lời thích hợp nhất. Vậy người đau vai gáy nên bổ sung những thực phẩm như thế nào?
Để giảm bớt tình trạng đau và hỗ trợ trong việc điều trị đau vai gáy thì người bệnh cần kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, C, E và nhiều loại khoáng chất, đặc biệt là canxi.
- Vitamin nhóm B gồm: các loại ngũ cốc, gạo lứt (B1, B2, B3), các loại rau xanh (B2, B9), trứng (B7, B12), thịt gà (B3, B6, B12), trái cây họ cam quýt (B9), các loại hạt như lạc, hạt điều, óc chó,… (B3, B9), đậu đỏ hạt to (B1, B2), chuối (B6, B7), vitamin B5 có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm.
- Vitamin C: Ổi, ớt, bông cải xanh, quả dâu tây, họ nhà cam quýt, kiwi, đu đủ,…
- Vitamin E: Dầu thực vật, rau cải xanh, quả bơ, đu đủ, bông cải xanh,…
- Thực phẩm giàu canxi: Đậu phụ, cải xoăn, các loại rau màu xanh thẫm, nước cam, ngũ cốc, cá mòi, sữa và chế phẩm từ sữa,..
3.4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Các phương pháp xoa bóp bấm huyệt mang tới cho người thực hiện sự thoải mái, giảm nhanh các triệu chứng đau cũng như thường không mang tới tác dụng phụ như một số phương pháp điều trị khác.
- Xoa bóp: Dùng tay ấn lực vừa phải vào đốt xương sống từ trên xuống dưới, thời gian khoảng 3 – 5 phút. Dùng tay lăn và xoa nhẹ vùng vai gáy khoảng 2 – 3 phút.
- Bấm huyệt: Với phương pháp bấm huyệt trị đau nhức vai gáy có một số huyệt đạo thường được tác động: huyệt Phong trì, huyệt Đại trữ, huyệt Phong môn, huyệt Đốc du, huyệt Đại chùy, huyệt Kiên tỉnh, huyệt Bá lao. Chọn phương pháp bấm huyệt nên đến các cơ sở uy tín, có kinh nghiệm để mang tới hiệu quả cao cũng như đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt