Người bị thoái hóa khớp gối chữa thế nào hiệu quả

Người bị thoái hóa khớp gối cần nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đây là bệnh mãn tính dễ mắc nhưng khó chữa và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

1. Bị thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp gối và phần xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn hoặc rách nứt, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm sưng, làm giảm dịch nhầy bôi trơn ở khớp.

Người già là nhóm đối tượng phổ biến bị thoái hóa khớp gối

Đây là bệnh về xương khớp rất phổ biến, thường gặp nhất là ở độ tuổi trung niên, người già và những người bị chấn thương do vận động. Theo thống kê tại Việt Nam, hiện có khoảng 9 triệu người bị đau khớp gối, thoái hóa khớp gối và đang có xu hướng trẻ hóa.

Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính tiến triển chậm, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Hạn chế vận động
  • Biến dạng khớp
  • Lệch trục khớp
  • Teo cơ
  • Bại liệt, tàn phế

Trong đó, bại liệt, tàn phế là biến chứng nghiêm trọng nhất. Theo một nghiên cứu được đăng trên Thư viện quốc gia Hoa Kỳ, thoái hóa khớp gối là nguyên nhân thứ hai gây tàn phế ở người cao tuổi. Trên thế giới, cứ 4 người mắc bệnh liên quan đến khớp gối thì có 1 người không thể đi lại được.

2. Người bị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng gì?

Trong nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp gối, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau nhức tại khớp gối, lúc đầu đau âm ỉ, sau đó tăng dần theo thời gian. Cơn đau dữ dội hơn khi vận động hoặc di chuyển.
  • Khi hoạt động, các khớp gối có tiếng lục khục, lạo xạo.
  • Có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy.
  • Vận động, đi lại khó khăn, khó đứng lên ngồi xuống, nhấc chân thẳng, đau và khó cử động khi leo cầu thang.
  • Đầu gối bị thoái hóa có hiện tượng sưng tấy, đỏ.
  • Phần cơ xung quanh khớp gối bị yếu dần, để lâu sẽ bị teo lại.
  • Với những trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, người bệnh có thể gặp hiện tượng khớp bị biến dạng, teo ổ khớp, dẫn đến lệch đầu gối, khó gập hoặc duỗi.

3. Nguyên nhân dẫn đến khớp gối bị thoái hóa

Có 7 nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối mà người bệnh cần chú ý:

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, xương khớp càng bị lão hóa và bào mòn, vì vậy dễ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa.
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập thể thao khiến xương khớp bị tổn thương, nếu không điều trị triệt để sẽ gây ra thoái hóa khớp gối.
  • Do béo phì: Thừa cân, trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo ra áp lực đè nén lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, từ đó sinh ra thoái hóa.
  • Yếu tố nội tiết: Phụ nữ trung niên dễ mắc thoái hóa khớp do nội tiết tố suy giảm, khiến dịch nhầy nuôi dưỡng khớp cũng ít dần đi.
  • Lao động quá sức: Người lao động nặng, ít nghỉ ngơi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu chất, thiếu hụt canxi sẽ khiến xương khớp dễ tổn thương và thoái hóa.
  • Làm việc không đúng tư thế: Ngồi hoặc đứng quá lâu với 1 tư thế khiến khớp gối chịu áp lực lớn và dễ thoái hóa.

Một số nguyên nhân khác như do bẩm sinh, di truyền, tập luyện sai cách, sử dụng chất kích thích…

4. Phương pháp điều trị cho người bị thoái hóa khớp gối

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị cho người bị thoái hóa khớp gối. Tùy vào điều kiện, tình trạng bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn một trong các cách chữa trị phổ biến dưới đây.

4.1. Chữa thoái hóa khớp gối bằng mẹo dân gian

Đây là cách chữa an toàn, lành tính được nhiều bệnh nhân áp dụng khi có triệu chứng đau nhức, thoái hóa khớp gối. Một số thảo dược dân gian chữa bệnh xương khớp, thoái hóa khớp gồm lá lốt, gừng, lá ngải cứu, dây đau xương, cỏ xước, rễ đinh lăng…

Chữa thoái hóa khớp gối bằng mẹo dân gian an toàn nhưng hiệu quả thấp

Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, những bài thuốc dân gian không được kiểm chứng khoa học mà chỉ mang tính truyền miệng.

4.2. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây y

Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn khởi phát, thoái hóa chưa ảnh hưởng nhiều đến xương, sụn khớp, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Một số loại thuốc tân dược được kê toa để chữa thoái hóa khớp gối như:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Acetaminophen…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac …
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine sulfate, Diacerein, Piascledine…
  • Thuốc bổ sung chất nhờn bôi trơn khớp như: Hyaluronic acid, Chondroitin…
  • Thuốc tăng cường và tái tạo sụn khớp, thuốc giãn cơ, thuốc Corticoid dạng tiêm…
  • Vitamin nhóm B.

Thuốc tây y giúp giảm triệu chứng đau nhức nhanh chóng, kháng viêm tốt, tiện lợi sử dụng, vì vậy được nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, thuốc chỉ tập trung chữa triệu chứng, không điều trị triệt để tận gốc, vì vậy bệnh dễ tái phát, thậm chí trở nặng.

Mặt khác, thuốc tân dược có hoạt lực mạnh, dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống. Nếu muốn sử dụng thì cần có sự kê toa của bác sĩ.

Người bị thoái hóa khớp gối điều trị bằng thuốc tây thường hay gặp nhiều tác dụng phụ

4.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, giãn cơ, tăng cường khả năng vận động cho khớp gối phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày… Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến gồm: Chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, sóng siêu âm, chiếu laser, điều trị bằng các dòng điện giảm đau…

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả, không loại trừ bệnh triệt để.

4.4. Phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật)

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa nặng, áp dụng các biện pháp nội khoa không có hiệu quả.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối gồm có: Mổ nội soi, khoan kích thích tạo xương, thay khớp, cấy ghép tế bào sụn, chỉnh trục khớp…

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế sử dụng biện pháp này. Bởi phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro như chảy máu, nhiễm trùng, bệnh vẫn có khả năng tái phát… Mặt khác, chi phí phẫu thuật rất cao, không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.

Hy vọng bài viết mang đến thông tin hữu ích và giúp người bị thoái hóa khớp gối tìm được cách chữa trị hiệu quả, an toàn, sớm thoát khỏi những cơn đau nhức dai dẳng.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7