Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh có nguy cơ bại liệt rất cao nếu không chữa trị đúng cách. Vậy người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để bổ sung dưỡng chất mà không kích hoạt cơn đau? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải quyết thắc mắc.

1. Dinh dưỡng ảnh hưởng tới bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh gắn liền với tuổi tác và chế độ vận động sai lệch. Cơn đau khiến cho người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi, trường hợp nặng có thể bại liệt, phải làm bạn với xe lăn cả đời.

Theo các bác sĩ, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với người bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. Nếu ăn uống đúng cách sẽ vừa bổ sung dưỡng chất, phục hồi sức khỏe, vừa hạn chế được đau, viêm sưng.

Ngược lại, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình thoái hóa sụn khớp, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Có lẽ, hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng mà rất nhiều người quan tâm đặt câu hỏi thoái hóa khớp gối nên ăn và kiêng gì tốt.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bị thoái hóa khớp gối

2. Vậy bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt?

Những thực phẩm dưới đây sẽ góp phần quan trọng đối với người bệnh thoái hóa khớp.

2.1. Rau củ xanh đậm

Những loại rau củ xanh đậm rất giàu vitamin D, chất chống oxy hóa, chất Sulforaphane có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa. Vì thế nếu đang thắc mắc nên ăn gì khi bị thoái hóa khớp gối thì đừng quên bổ sung những loại rau xanh như: cải bó xôi, súp lơ xanh, rau diếp, cải xoăn… trong thực đơn của mình.

2.2. Những loại cá béo

Cá béo giàu omega 3 có tác dụng chống viêm rất tốt. Vì thế ít nhất mỗi tuần 1 lần người bệnh nên bổ sung các món ăn từ cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ tươi. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thêm sản phẩm bổ sung omega 3 để cải thiện vấn đề xương khớp của mình.

Người thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều cá vì có nhiều omega 3 chống viêm rất tốt

2.3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa động vật, sữa từ các loại hạt, sữa chua, phô mai có nhiều vitamin D, canxi, magie, protein rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người đang bị thoái hóa khớp gối. Song khi mua về sử dụng hoặc chế biến cần hạn chế những sản phẩm nhiều đường, nhiều béo sẽ tốt hơn cho người bệnh.

2.4. Gừng, tỏi

Gừng và tỏi là những gia vị rất quen mặt trong các bữa ăn và cũng là những thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên thường xuyên sử dụng.

Tỏi chứa chất Diallyl disulfide có tác dụng chống lại các enzyme có hại cho sụn khớp. Ngoài ra tỏi cũng có chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó gừng giúp cho người bệnh thoái hóa khớp gối lưu thông khí huyết, giảm đau nhanh chóng.

Người bệnh có thể dùng gừng tỏi trong các món ăn hoặc nghiền thành bột hoặc trà thảo dược để sử dụng, chú ý những người bị nóng trong, táo bón cần hạn chế gừng tỏi.

2.5. Những loại quả mọng và quả giàu vitamin C

Cam, bưởi, dâu tây, dâu đen, quả mâm xôi, nho, kỷ tử… là những loại trái cây giàu vitamin C, có chất chống oxy hóa, quercetin, rutin, magie, canxi, vitamin E, đặc biệt là chất xơ giúp  tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi những tổn thương lại sụn khớp..

2.5. Dầu oliu

Danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa khớp gối không thể thiếu dầu oliu. Đặc điểm của dầu oliu là có tính chất chống viêm cao nên rất phù hợp cho người bệnh đang bị thoái hóa khớp gối.

Kết quả một cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng dầu oliu liên tục trong 6 tuần sẽ hạn chế được những vấn đề đau, viêm sưng đầu gối do bệnh thoái hóa khớp gây ra.

3. Kiêng gì cho người bệnh thoái hóa khớp gối?

Ngoài những anh sách những thực phẩm nên kiêng khi bị thoái hóa khớp gối bao gồm những loại sau:

3.1. Đồ ngọt

Như bánh kẹo, nước ngọt,… Đường và các thực phẩm chứa đường khi đi vào cơ thể có thể giải phóng Cytokine là chất gây viêm sưng ở các khớp. Chính vì thế khi bị thoái hóa khớp gối cần loại bỏ những thực phẩm nhiều đường.

Đồ ngọt là những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị thoái hóa khớp gối

3.2. Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh

Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm chiên rán, các loại đồ hộp, thức ăn nhanh làm tăng tình trạng viêm sưng và thoái hóa thêm nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra dầu ăn qua chiên rán cũng tạo nên phản ứng hóa học tăng cholesterol xấu trong cơ thể, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Pizza, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, xúc xích, dăm bông, khoai tây chiên, bánh rán… là những loại thực phẩm cần loại bỏ ngay trong thực đơn của những người đang bị thoái hóa khớp gối.

3.3. Bột mì, bắp

Bột mì tinh chế và bánh mì trắng có khả năng gây phản ứng đau, viêm sưng cho người bệnh. Vì thế mà những người mắc bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp nói riêng không nên “đụng đũa” vào những món ăn như mì ống, ngũ cốc tinh chất, bánh mì… Thay vào đó có thể sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn.

3.4. Rượu bia và chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê là những thực phẩm nên kiêng khi bị thoái hóa khớp gối. Theo nghiên cứu uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng phản ứng đau và viêm sưng ở khớp gối. Thêm nữa rượu bia sẽ tăng nồng độ purine có thể ảnh hưởng tới quá trình phục hồi xương khớp.

Một lý do nữa mà người bệnh không nên sử dụng rượu bia chính là vì những chất này thường phản ứng với thuốc chữa bệnh.

4. Bài tập Yoga cho người bị thoái hóa khớp gối

Có rất nhiều động tác Yoga nhẹ nhàng đã được chứng minh là phù hợp với người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Điều này giúp cho hệ xương khớp được cải thiện cũng như giúp người bệnh khỏe hơn.

4.1. Tư thế chiến binh

Với tư thế chiến binh 2, người bệnh sẽ được tăng cường cũng như kéo dài chân và thúc đẩy sự can đảm mang tới sự tốt lành cho xương khớp. Đây được đánh giá là một tư thế dễ thực hành và khá duyên dáng.

  • Người bệnh đứng thẳng, hai chân bước cách nhau 130cm.
  • Cánh tay nâng ra phía trước và phía sau (không phải nâng sang hai bên nhé!). Giữ như vậy cho tới khi tay song song với sàn nhà, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
  • Chân phải giữ thẳng và chân trái xoay 90 độ sang bên trái, nhẹ nhàng căn chỉnh gót chân.
  • Thở ra nhẹ nhàng và uốn cong đầu gối của bạn trên mắt cá chân. Ống chân đặt vuông góc với sàn nhà.
  • Hai tay duỗi thẳng , giữ chúng cố gắng song song với sàn nhà.
  • Quay đầu sang bên trái và nhìn qua các ngón tay của bạn đang dang ra.
  • Giữ nguyên tư thế trong 1 phút và sau đó đảo chân lặp lại với bên trái.

4.2. Tư thế chóp núi

Đây là một tư thế bất động, được đánh giá là tư thế là nền tảng cho tư thế khác. Bài tập chữa thoái hóa khớp gối này khá dễ để thực hành.

  • Đứng hai chân rộng bằng vai, ngón chân thứ hai cần song song với ngón chân cái và hơi cách xa nhay.
  • Tiến hành nhấc và trải ngón chân sau đó đặt chúng xuống sàn nhà.
  • Tốt nhất, bạn nên tiến hành đá qua đá lại hai bên cạnh nhau sau đó chọn một vị trí phù hợp Mục tiêu của bài tập này chính là giúp cân nặng của bạn có thể cân bằng trên mỗi bàn chân. Cánh tay của bạn sẽ để hướng xuống hai bên và lòng bàn tay nên hướng ra ngoài.
  • Thực hiện tư thế trong 1 phút và tiến hành hít thở.

Đọc xong bài viết trên người bệnh đã trả lời được câu hỏi bị thoái hóa khớp gối nên ăn và kiêng gì rồi chứ? Ngoài chế độ dinh dưỡng hãy thay đổi lối sống và thói quen vận động khoa học hơn, kết hợp sử dụng một số sản phẩm thuốc nam bào chế từ thảo dược tự nhiên chính là lời khuyên của nhiều chuyên gia xương khớp hiện nay.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7