Người bị thoái hóa khớp gối nên làm gì để mau hết bệnh
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn ra âm thầm nên khó có thể phát hiện kịp thời. Những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh như: đau khớp gối, khớp gối sưng to, khó cử động khiến người bệnh nghĩ đó chỉ là những bệnh nhẹ mà chủ quan bỏ qua. Nếu cứ để tình trạng trên tiếp tục diễn ra về lâu về dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người lao động. Vì vậy mọi người cần đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp gối cũng như người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Để biết được người bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu bệnh thoái hóa khớp gối là gì? Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn khớp bị thoái hóa, hư hại khiến cho các cử động khớp gối trở nên khó khăn. Thoái hóa khớp gối thường hay xảy ra ở người cao tuổi do càng về già thì thì các sụn khớp càng bị bào mòn nhiều hơn, trở nên mỏng hơn và mất tính đàn hồi tự nhiên vốn có. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng rất phổ biến ở giới trẻ hiện nay do môi trường sống, thói quen lười vận động cũng như chế độ ăn uống không khoa học.
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nếu không phát hiện kịp thời và để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến các hiện tượng như gai xương, dính khớp và các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt… Để ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu trên thì người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như là dấu hiệu ban đầu của căn bệnh thoái hóa khớp gối.
2. 6 nguyên nhân chủ yếu gây nên thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:
- Lão hóa: Người càng lớn tuổi thì quá trình thoái hóa sụn khớp diễn ra càng nhanh và mạnh, lúc này các sụn đã bị bào mòn khá nhiều làm giảm khả năng đàn hồi và chịu lực
- Chấn thương: các tai nạn, va đập trong các hoạt động hằng ngày hoặc tập luyện thể thao cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khớp gối bị thoái hóa, tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở những vận động viên thể thao
- Nội tiết tố: Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ dễ mắc thoái hóa khớp gối hơn do suy giảm nội tiết tố dẫn đến suy giảm khả năng vận chuyển dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp
- Béo phì: trọng lượng lớn của những người thừa cân sẽ tạo một áp lực lớn lên khớp gối từ đó khiến các khớp gối bị tổn thương và nhanh chóng thoái hóa
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có ông bà hoặc cha mẹ từng bị thoái hóa khớp gối thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị do các đột biến gen làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp đầu gối
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Một chế độ ăn không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là Canxi và Vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
Sau khi biết được những nguyên nhân, hãy cùng mình tìm hiểu làm cách nào để chữa trị căn bệnh này nhé
3. Người bị thoái hóa khớp nên làm gì để chữa hết bệnh nhanh chóng?
Trong giai đoạn đầu, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể dùng vật lý trị liệu và thay đổi chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng bệnh
Vật lý trị liệu
Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu và mới phát hiện thì có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như một phương pháp độc lập. Tuy nhiên, đối với những trường hợp trung bình và nặng thì người bệnh sẽ được chỉ dẫn thực hiện các động tác vật lý trị liệu kết hợp với việc dùng thuốc.
Các bài tập vật lý trị liệu thường hay áp dụng cho người bị thoái hóa khớp gối có thể kể đến như: chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, tập các bài tập vận động khác…giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt
Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
- Cá: Các loại cá chứa nhiều Omega 3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ… có khả năng chống viêm rất tốt và rất thích hợp cho những người bị thoái hóa khớp gối hay viêm khớp. Người bệnh nên ăn khoảng 3 bữa cá 1 tuần để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện
- Rau xanh: Những thực phẩm có màu xanh đậm, chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ Canxi nuôi dưỡng xương khớp, chống viêm rất tốt
- Tỏi: Trong tỏi có 1 chất tên là Diallyl disulfide có khả năng chống lại các enzyme làm hỏng sụn khớp và tỏi còn có khả năng chống viêm rất tốt nên rất thích hợp cho những người bị thoái hóa khớp gối
- Các loại quả mọng: Những loại quả mọng như dâu tây, việt quất…chứa rất nhiều vitamin E, kẽm, magie, chất xơ…đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như những người bị thoái hóa khớp
- Sữa: Sữa cũng là một thực phẩm chứa nhiều magie, canxi và vitamin D có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp rất tốt
- Dầu ô liu: Dầu ô liu nên được liệt kê vào trong danh sách những thực phẩm sử dụng hằng ngày dành cho người bị thoái hóa khớp gối bởi một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng dầu ô liu liên tục trong 6 tuần thì tình trạng viêm, sưng khớp sẽ giảm đi đáng kể
Người bệnh thoái hóa khớp gối nên hạn chế ăn những gì?
- Đường: Nước ngọt hay soda là một trong những thực phẩm chứa rất nhiều đường và khi đường vào cơ thể thì sẽ tạo nên một chất khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, vì thế những người bị thoái hóa khớp nên hạn chế tiêu thụ đường
- Đồ chiên: Các loại đồ chiên chứa nhiều dầu mỡ không chỉ tăng lượng Cholesterol trong cơ thể mà còn khiến tình trạng thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn
- Thịt đỏ: Những người bị thoái hóa khớp gối không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò mỗi ngày mà nên chọn những loại thực phẩm ít béo hơn như đậu, cá…
Qua bài viết trên, GoldHealth hy vọng các bạn đã có thể có đủ thông tin về bệnh thoái hóa khớp gối cũng như trả lời được cho câu hỏi người bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì. Hãy trang bị đầy đủ cho bản thân những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối nhé bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt