Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Mỗi dạng bệnh thoát vị đĩa đệm cần có phác đồ điều trị khác nhau sao cho phù hợp nhất với thể trạng người bệnh. Chế độ dinh dưỡng cũng vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh cũng cần chú ý nhiều hơn tới thực đơn hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe phục hồi tốt hơn.
Nội dung bài viết
1. Người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nói riêng và bệnh xương khớp nói chung đều bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng liên quan mật thiết đến sự chắc khỏe của xương sụn khớp.
Vì vậy, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày, người bệnh cần tìm hiểu thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì, ăn gì tốt để đảm bảo bù đắp đầy đủ loại chất thiếu hụt trong cơ thể. Sau đây là gợi ý về chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:
1.1. Bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nên ăn nhiều đạm
Đạm là một trong những nhóm chất thiết yếu cho cơ thể. Không ít người cho rằng bị bệnh xương khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì chẳng liên quan gì tới thiếu đạm.
Nhưng trên thực thế, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, thiếu hụt lượng đạm cần thiết khiến xương sẽ ngừng phát triển, canxi trong máu giảm, bệnh thoát vị đĩa đệm lưng càng nặng hơn. Vậy cụ thể thì thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì nhiều đạm? Đó là các thực phẩm như:
- Thịt bò
- Trứng
- Sữa tươi, phomai
- Tảo biển
- Đậu nành
1.2. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3
Cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3 – một loại chất cần thiết cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Vì vậy, để bổ sung đầy đủ loại dưỡng chất này, người bệnh nên chủ động tìm đến các loại thực phẩm giàu omega-3 tự nhiên như:
- Cá biển: cá hồi, cá ngừ, cá cơm
- Dầu cá
- Trứng
- Các loại hạt: hạt óc chó, hạnh nhân
- Một số loại rau cải: rau cải xoăn, cải ngọt, rau chân vịt
Bên cạnh các nhóm thực phẩm đặc biệt cần thiết cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng kể trên, người bệnh vẫn cần chú ý đến các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu như: vitamin C, D3, K, E…
Không nên chỉ tập trung vào 1 nhóm thực phẩm hoặc nhóm chất nhất định mà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Cùng với đó, người bệnh đừng quên tìm hiểu rõ các triệu chứng và biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nguy hiểm để có phương án ứng phó kịp thời.
1.3. Tăng cường ăn thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin
Thực phẩm giàu canxi và đạm kể trên rất tốt cho những người mắc bệnh xương khớp nói chung, trong đó có cả bệnh thoát vị đĩa đệm, Nhưng để nói riêng về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin mang lại hiệu quả “trúng đích” hơn cả.
Trong các mô khớp, sụn, glucosamine là thành phần tham gia cấu tạo nên hyaluronic acid, chondroitin sulfate, keratan sulfate. Đây là các chất tham gia cấu tạo nên sợi collagen, thành phần quan trọng nhất của các chất gian bào ở sụn khớp và chất hoạt dịch khớp.
Hai loại chất này liên quan trực tiếp đến sự chắc khỏe của sụn khớp, đĩa đệm hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp bị tổn thương ở mức độ nhất định.
Vì vậy, không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu 2 chất này trong thực đơn của người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng. Nước hầm xương ống, sụn sườn động vật như heo, bò, gà có chứa hàm lượng cao glucosamine và chondroitin nên được sử dụng thường xuyên.
Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine dành riêng cho người bệnh thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để tìm được loại dược phẩm phù hợp nhất.
1.4. Bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nên ăn thực phẩm giàu canxi
Khi nói đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xương khớp, cụ thể thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì, không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu canxi. Có rất nhiều cách để bổ sung canxi cho cơ thể, tốt nhất nên bổ sung một cách tự nhiên từ thực phẩm hàng ngày.
Canxi đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển hệ xương khớp, làm nên sự khỏe mạnh của hệ thống cơ và dẫn truyền tín hiệu tới các xung thần kinh. Vì vậy, thiếu hụt canxi không chỉ gây suy yếu hệ xương khớp mà còn ảnh hưởng tới chức năng vận động của cơ thể.
Với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, trong thực đơn hàng ngày nên luân phiên xuất hiện các loại thực phẩm giàu canxi như:
- Rau củ có màu xanh đậm: rau cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các loại cá, nhất là cá biển, cá loại nhỏ
- Vừng mè rang
- Bột yến mạch
- Hạt đậu tương, đậu phụ
- Hạt óc chó, hạnh nhân
2. Chế độ sinh hoạt cho người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tuyệt đối tuân thủ một số điều sau đây
2.1. Không ngồi quá lâu
Ít ai biết rằng, tư thế ngồi sẽ tạo áp lực lên đĩa đệm cột sống gấp 3 lần khi đứng. Nếu bạn ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt đối với dân văn phòng phải ngồi nhiều máy tính khiến lưng còng xuống, nguy cơ tổn thương thắt lưng và đốt sống cổ là rất cao.
Do đó, khi phải làm việc nhiều trong cùng 1 tư thế, bạn nên đứng lên đi lại sau 45 phút ngồi liên tục. Đồng thời lựa chọn bàn ghế phù hợp với độ cao của cơ thể.
2.2. Không chạy nhảy hoặc cử động thắt lưng quá mạnh
Chạy nhảy hoặc thực hiện các cử động cúi gập người, xoay vặn thắt lưng sẽ gây ra áp lực đáng kể lên đĩa đệm, khiến bệnh tình càng nặng hơn, tác động không tốt đến quá trình điều trị. Vì vậy, khi cơn đau mới bắt đầu xuất hiện hoặc trong quá trình điều trị, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên hạn chế tối đa các cử động ảnh hưởng đến cột sống.
Việc tăng cường sức khỏe các nhóm cơ xung quanh cột sống – lưng – xương chậu và cơ bụng sẽ giúp hỗ trợ cột sống đáng kể, giảm thiểu áp lực cho vùng lưng. Trong các hoạt động hằng ngày, đây là các nhóm cơ rất ít được sử dụng nên cần các bài tập chuyên biệt. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết được loại bài tập nào phù hợp với tình trạng bệnh, tránh nguy cơ tập sai khiến tổn thương thêm nặng hơn.
Để giảm các cơn đau thoát vị đĩa đệm, bạn nên áp dụng các liệu trình mát xa. Liệu trình xoa bóp cột sống đúng cách sẽ tăng cường sản sinh hormone giảm đau tự nhiên – endorphin, từ đó xoa dịu các cơn đau nhức và cảm giác khó chịu. Ngoài ra, xoa bóp cột sống còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đưa các chất dinh dưỡng đến các vùng mô tổn thương, đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.
2.3. Không khuân vác các đồ vật nặng
Không khuân vác các đồ nặng từ 2kg trở lên, kể cả việc bế em bé. Việc lao động nặng quá, sức sai tư thế khiến các chấn thương rất khó hồi phục.
2.4. Chú ý khi cười, hắt hơi hoặc ho
Đĩa đệm bị thoát vị rất nhạy cảm với các áp lực dù là nhỏ nhất. Vì vậy, tác động từ một cái hắt hơi, ho hoặc cười đều có thể khiến cơn đau trở nặng hơn. Để tránh tình trạng này, khi chuẩn bị ho hoặc hắt hơi, bạn nên giữ chặt các cơ ở vùng bụng, cố gắng không để đầu ngả về phía trước.
2.5. Không nằm nhiều
Nghỉ ngơi rất cần thiết cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc nằm nhiều mà không hoạt động sẽ khiến các cơ khớp dần bị co cứng, mất đi tính linh hoạt. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hằng ngày nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục các chấn thương.
2.6. Thận trọng khi thay đổi tư thế
Khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt