Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp ở người trẻ? 

Tình trạng thoái hóa khớp có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đây không đơn giản là một bệnh lý nguy hiểm mà còn là một hồi chuông cảnh báo về các bệnh lý liên quan tới sức khỏe của con người. Tưởng chừng như chỉ là một bệnh lý bình thường nhưng đó chính là một bệnh lý nghiêm trọng đang ngày trẻ hóa.

1. Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Nếu đối tượng mắc bệnh là người cao tuổi thì yếu tố tuổi tác luôn là nguyên nhân chính. Trong đó, với đối tượng người trẻ tuổi, các nguyên nhân gây bệnh có thể do những lý do sau đây:

1.1. Chấn thương gây bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ

Chấn thương được đánh giá là nguyên nhân mà người trẻ thường gặp nhất đối với bệnh thoái hóa khớp. Trong cơ thể có nhiều khớp phải thường xuyên vận động, các sụn khớp thường va vào nhau, dây thần kinh xung quanh bị tổn thương…

Những chấn thương này thường khiến cho các mao mạch xuất hiện thêm các cục máu đông. Điều này thường gây nên tình trạng tắc nghẽn quá trình lưu thông máu. Việc mang máu và các dưỡng chất để tới các khớp nuôi khớp thường bị ngăn cản, ít, vì thế việc khắc phục khớp bị tổn thương cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với bình thường. Quá trình thoái hóa cũng vì thế diễn ra nhanh hơn.

Người trẻ tuyệt đối không được xem nhẹ những chấn thương liên quan đến khớp. Nếu xuất hiện tình trạng đau đớn do chấn thương cần thăm khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp của người trẻ tuổi

1.2. Lười vận động thoái hóa khớp ở người trẻ

Một thói quen xấu mà rất nhiều người trẻ đang gặp phải hiện nay chính là lười vận động. Với những người làm công việc văn phòng, do tính chất công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ nên dường như cả ngày không di chuyển, vận động. Chính thói quen này khiến cho chức năng của xương khớp bị giảm đi một cách rõ rệt.

Những người lười vận động thường có chức năng tuần hoàn máu bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho quá trình vận chuyển máu và oxy tới các sụn khớp bị ảnh hưởng nhiều, dịch khớp cũng vì thế mà không thể tiết ra nhiều. Tình trạng khô dịch khớp xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới di chuyển, các đầu xương va vào nhau, tế bào sụn bị mài mòn.

Ngoài ra, việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng tuần hoàn máu. Điều này cản trợ máu và oxy đến nuôi dưỡng sụn khớp, khiến cho dịch khớp giảm. Tình trạng khô dịch khớp khiến đầu xương va chạm mạnh khi di chuyển, mài mòn tế bào sụn.

1.3. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo được quá trình tái tạo về sụn cũng như cơ xương. Một người cần phải đảm bảo một chế độ dinh dưỡng để có đủ dưỡng chất cho cơ thể. Khi cơ thể một người bị thiếu hụt dưỡng chất, trong đó đặc biệt là canxi và vitamin D sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của xương.

Nếu dinh dưỡng không được đảm thì sụn khớp không được nuôi dưỡng tốt. Khi khớp bị tổn thương thì việc tái tạo sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi dưỡng sụn. Khi sụn khớp đang bị tổn thương thì việc bù đắp cũng như tái tạo sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Điều này vô tình khiến cho thoái hóa khớp có cơ hội phát sinh cũng như tiến triển rất nhanh.

Người trẻ lại thường có thói quen ăn uống khá cẩu thả. Ăn đồ ăn nhanh thường xuyên, uống rượu bia, chất kích thích… Những nhóm thực phẩm này thường không tốt cho xương khớp nên có thể dẫn tới tình trạng tăng cân mất kiểm soát, gây sức ép cho xương khớp. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cũng có thể gây nên những bệnh lý khác như: tiểu đường,  tim mạch, huyết áp…

1.4. Béo phì, thừa cân – nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Thoái hóa khớp ở người trẻ cũng có thể do nguyên nhân thừa cân béo phì gây nên. Xương khớp chính là bộ phận phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng của cơ thể. Nếu tình trạng này duy trì trong thời gian dài thì sẽ khiến cho mô sụn rơi vào tình trạng bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi mà nhiều bạn trẻ đang gặp phải hiện nay.

Cùng với đó, khi hàm lượng mỡ trong cơ thể luôn ở mức cao. Các phản ứng viêm cũng vì thế mà thường tiến triển nhanh hơn, hệ thống cơ cũng như xương bị sưng đau.

Thoái hóa khớp ở người trẻ cũng có thể do nguyên nhân thừa cân béo phì gây nên

1.5. Vận động sai cách gây thoái hóa khớp ở người trẻ

Người trẻ bị thoái hóa khớp hoàn toàn có thể do việc vận động sai cách hay thường xuyên duy trì những tư thế xấu trong một thời gian dài. Việc duy trì một tư  thế làm việc sai tư thế thường khiến cho cấu trúc xương. Điều này khiến cho khả năng chịu lực của khớp có xu hướng giảm dần và lâu dần dẫn tới thoái hóa.

Bên cạnh đó, việc vận động sai cách như thường xuyên cai các môn thể thao phải vận động mạnh, tư thế sai khiến cho lớp sụn bị mài mòn và thúc đẩy quá trình thoái hóa.

2. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp có thể dẫn đến biến dạng khớp mặc dù đây là biến chứng ít gặp. Các trường hợp biến dạng đa số là do thoát vị màng hoạt dịch, lệch trục khớp hoặc mọc gai xương.

Những thay đổi trong sụn bị thoái hóa có thể kích thích hình thành các tinh thể trong khớp như tinh thể natri urat và tinh thể canxi pyrophosphate (CPP). Tinh thể natri urat có thể dẫn đến bệnh gout, thường gặp ở khớp ngón chân cái. Tinh thể CPP sẽ khiến khớp bị đau và sưng đột ngột.

Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, xấu đi theo thời gian, các khớp ngày càng kém linh hoạt, có thể dẫn đến liệt. Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có thể là kết quả của sự đau đớn và tự ti khi bị hạn chế vận động.

3. Làm sao để phòng tránh thoái hóa khớp ở người trẻ

Thoái hóa khớp và một phần của quá trình lão hóa, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể giúp khớp khỏe mạnh và dẻo dai hơn, làm chậm sự thoái hóa khớp:

  • Vận động và tập luyện thường xuyên để ngăn ngừa cứng khớp. Tuy nhiên, cần chọn các bài tập thể dục phù hợp, tránh quá sức gây căng thẳng cho khớp.
  • Duy trì tư thế đúng mọi lúc, tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Không lạm dụng bất kỳ khớp nào. Cố gắng tránh các công việc hoặc hoạt động đòi hỏi sự di chuyển lặp đi lặp lại.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Khi phải làm việc nặng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp.
Người thoái hóa khớp nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Cố gắng tránh chấn thương làm tổn thương các khớp. Cẩn trọng khi tham gia các môn thể thao tiếp xúc.
  • Giữ cân nặng đúng chuẩn. Lên kế hoạch giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Đi giày dép đúng kích cỡ, hạn chế đi giày quá cao.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ, nguyên nhân chủ quan có, khách quan cũng nhiều. Bản thân mỗi người cần phải xác định được những nguyên nhân này để xây dựng lối sống lành mạnh và phòng bệnh hiệu quả.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7