Nguyên nhân phổ biến dẫn đến gai cột sống cần biết

Bệnh gai cột sống là bệnh lý mà không ít người mắc phải. Căn bệnh này không chỉ mang lại cho người bệnh nhiều đau đớn mà còn gây khó khăn trong việc sinh hoạt, làm việc mà bệnh còn gây biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị gai cột sống. Đây được coi là căn bệnh phổ biến, song nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Sau đây là một số thông tin cần biết về bệnh gai cột sống cho những người bị gai cột sống và những người có nguy cơ bị gai cột sống.

1. Bị gai cột sống là gì?

Bị gai cột sống là do sự mọc thêm của gai xương ở trên thân đốt sống, sụn khớp và các dây chằng xung quanh

Gai cột sống là bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống. Bệnh này hình thành là do sự mọc thêm của gai xương ở trên thân đốt sống, sụn khớp và các dây chằng xung quanh. Nó thường xảy ra ở các khớp sụn, phần liên kết giữa các đốt sống lưng với nhau. Khi các phần sụn khớp phải chịu trọng lực quá lớn của cơ thể, hoặc mang vác vật nặng trong một thời gian dài dẫn đến thoái hóa cột sống.

Thoái hóa khiến cho các khớp sụn bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các lỗ hổng do thiếu canxi tại phần dưới khớp sụn. Vì vậy, canxi trong cơ thể cần được tăng cường để lấp đầy phần hổng đó, dẫn đến việc lắng đọng canxi. Hậu quả là mọc thêm các phần gai xương ở xung quanh.

2. Những nguyên nhân gây nên gai cột sống?

Có thể nói rằng, hiện nay ngày càng nhiều người bị gai cột sống. Tại sao nhiều người bị gai cột sống đến vậy. Đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Thoái hóa cột sống: đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gai cột sống. Khi bị thoái hóa, phần sụn khớp sẽ bị mất nước, biến đổi cấu trúc, trở nên kém linh hoạt hơn. Đồng thời xảy ra hiện tượng lắng đọng canxi dẫn đến việc mọc ra các gai cột sống xung quanh các khớp sụn, dây chằng,..
  • Do viêm gân, viêm khớp mãn tính: phần sụn khớp bị bào mòn, bề mặt xù xì, dẫn đến việc mọc ra các gai xương cột sống.
  • Do độ tuổi hoặc do yếu tố di truyền:  những người càng nhiều tuổi thì khả năng bị gai cột sống là vô cùng cao. Bởi các phần khớp sụn đã bị bào mòn hết, và kém linh động. Thêm nữa, những người có tiền sử bị gai cột sống hoặc có dấu hiệu dị tật ở cột sống thì khả năng di truyền cho đời sau là khá cao.
  • Do béo phì, thừa cân: khi cơ thể quá nặng thì phần cột sống phải chịu sức ép vô cùng lớn, hơn nữa lại chịu đựng trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến bị gai cột sống.
  • Do chấn thương hoặc do mang vác quá nặng: tại nạn, chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây gai cột sống bởi nó khiến cho cột sống nhiều tổn thương. Nó sẽ khiến các tế bào xương phát triển mạnh mẽ để sửa chữa, hình thành nên các gai xương tại vị trí bị tổn thương.
Mang vác quá nặng dẫn đến chấn thương là một trong những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hoặc lười vận động, tư thế ngồi không đúng cách, chế độ ăn uống chưa hợp lý,…

3. Một vài triệu chứng mà người bị gai cột sống thường gặp

Bất kỳ một bệnh lý nào cũng đều có những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo rõ ràng giúp ta nhận biết về bệnh lý đó. Sau đây là một vài triệu chứng của gai cột sống thắt lưng:

  • Thường xuyên có dấu hiệu về đau nhức xương khớp, đặc biệt là phần cột sống thắt lưng và đốt sống cổ. Đây là hai phần chịu nhiều sức ép nhất trên cơ thể, dễ bị tổn thương.
  • Hay bị tê hoặc mất cảm giác ở chi dưới: khi người bệnh ít vận động thì tuần hoàn khó lưu thông, cơ bắp yếu dần đi. Do vậy những vị trí như cổ, tứ chi,.. rất dễ bị mất cảm giác.
  • Mất kiểm soát về vấn đề đại tiểu tiện: nếu người bị gai cột sống đang mắc phải vấn đề này thì chứng tỏ bệnh của bạn đã quá nặng. Đặc biệt là người bệnh không kiểm soát được vấn đề đại tiểu tiện, dễ đi ngay ra quần.
  • Vẹo, liệt cột sống, gây khó khăn trong đi lại và có khả năng bị liệt cao.
  • Mất thăng bằng: Khi mắc bệnh, người bị gai cột sống thường gặp khó khăn trong việc đi lại nên họ thường hạn chế đi lại. Điều này làm cản trở việc tuần hoàn máu. Vì vậy, người bệnh thường cảm thấy mất thăng bằng, choáng váng, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như sụt cân, thường xuyên tê bì, hay bị đau do vận động nặng, vận động nhiều,…

4. Một vài lời khuyên cho người bị gai cột sống

  • Tránh các hoạt động mạnh, tránh mang vác vật nặng làm tổn thương cột sống
  • Có chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi một cách hợp lý
  • Kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng, tránh bị thừa cân, béo phì
  • Hạn chế đứng ngồi lâu trong một tư thế
  • Giảm bớt stress, căng thẳng từ cuộc sống bên ngoài
  • Tập các bài vật lý trị liệu thích hợp dành cho người bị gai cột sống
  • Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để có phương pháp trị liệu phù hợp, đem lại hiệu quả cao

5. Một số mẹo có thể áp dụng tại nhà để trị gai cột sống một cách đơn giản, tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao

  • Tập thể dục thường xuyên: vận động các cơ khớp thường xuyên, nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập yoga tại nhà giúp cơ thể thanh thoát hơn, các khớp, cơ hoạt động linh hoạt hơn
  • Chườm nóng: Khi xuất hiệu triệu chứng đau do cơ, khớp, hãy sử dụng các túi chườm ấm bằng nước nóng, hoặc các ngũ cốc rang nóng, chườm vào chỗ đau. Cơn đau sẽ giảm hẳn, giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn
  • Ngồi thiền: khi tập trung một cách cao độ cũng khiến cho các cơ xương cột sống giãn ra, cơ thể bạn cũng nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi
  • Nghỉ ngơi: khi cơ thể bạn quá mệt mỏi, các cơ xương khớp đau nhức do vận động nhiều, thường xuyên, thì hãy nằm xuống thư giãn, vươn người để các cơ được giãn ra, hít thở thật sâu để giảm thiểu những cơn đau do bệnh này gây nên
  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp: hãy ăn những thức ăn chứa nhiều canxi như cua, tôm,… những thức ăn chứa nhiều vitamin, chất xơ cũng rất tốt cho người bị gai cột sống
Chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần cải thiện bệnh gai cột sống

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh gai cột sống. Người bị gai cột sống thường xuyên gặp khó khăn trong việc đi lại, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là bệnh lý gây nhiều đau đớn và có khả năng bị nhiều biến chứng sau này. Vì vậy mọi người hãy tìm hiểu thật kĩ căn bệnh này, để có phương pháp phòng tránh và điều trị một có hiệu quả.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7