Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị rách sụn viền khớp vai
Khớp vai là khớp động với biên độ lớn nhất trong các khớp chi nên rất dễ mắc phải các bệnh lý cũng như các tổn thương, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và làm thế nào khi bị tổn thương rách sụn viền khớp vai
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân, triệu chứng và các dạng rách sụn viền khớp vai thường gặp
Sụn viền khớp vai có cấu trúc sụn – sợi nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai giúp làm sâu thêm ổ chảo, tăng diện tích tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo do đó nó có cấu trúc khá vững chắc cho phép khớp vai vận động với biên độ rất lớn (lớn nhất trong các khớp cơ của cơ thể).
1.1. Nguyên nhân rách sụn viền khớp vai
Sụn viền khớp vai bị rách được chia làm 2 nguyên nhân chính là do chấn thương hoặc do thoái hóa gây ra.
Đối với chấn thương thì có thể bị rách do người bệnh té ngã chống tay, té đập vai, bị kéo giật khớp vai hoặc do bê vác vật nặng sai tư thế lặp đi lặp lại. Tuy nhiên trong trường hợp này người bệnh đa phần không chỉ bị rách sụn viền khớp vai mà còn có thể bị các tổn thương khác như gãy xương đòn hay bị trật khớp vai.
Rách sụn viền khớp vai do thoái hóa là điều tự nhiên theo thời gian do có sự mài mòn gân, đồng thời các yếu tố làm tăng nguy cơ rách sụn viền như sự lặp đi lặp lại các động tác làm gân cơ vận động quá độ: chơi bóng chày, chèo thuyền hay đẩy tạ sẽ dẫn đến sự thiếu máu để nuôi gân, sụn khi về già.
1.2. Triệu chứng
Bạn có thể cảm thấy đau khi thực hiện một vài động tác đơn giản như xoay cánh tay và có thể nghe tiếng lạo xạo hoặc đau kể cả khi ngủ do đó mà bị giới hạn vận động khu vực khớp, cánh tay. Đôi khi cảm giác lỏng lẻo như bị trật khớp vai.
1.3. Các dạng rách sụn viền khớp vai
Rách sụn viền trước – dưới (tổn thương Bankart) phần sụn viền trước – dưới bị rách, tổn thương này làm cho khớp vai lỏng lẻo và dễ bị trật lại hơn, nguyên nhân chính là khi bệnh nhân bị trật khớp vai dẫn đến rách sụn viền.
Rách sụn viền trên (từ trước ra sau – tổn thương Slap) đây là vị trí rách tại nơi gân nhị đầu bám vào ổ chảo xương cánh tay nên các đối tượng thường bị tổn thương slap là do vận động thể thao quá độ, sai tư thế ở các môn như: cầu lông, tennis hay bóng chuyền và ở người cao tuổi do sự thoái hóa.
Ngoài ra còn có trường hợp rách sụn viền sau rất ít gặp và thông thường chỉ xảy ra ở vận động viên.
2. Các phương pháp điều trị rách sụn viền khớp vai
Thông thường việc điều trị rách sụn viền khớp vai được kết hợp nhiều phương pháp như sử dụng thuốc Tây, tập vật lý trị liệu thậm chí có thể phải phẫu thuật nếu tập vật lý trị liệu không hiệu quả hay bị rách hoàn toàn.
Việc điều trị tùy theo mức độ tổn thương nên những mức độ nặng thì phẫu thuật là phương án cần cân nhắc nhằm mục tiêu đầu tiên là cải thiện triệu chứng đau và sau đó là mức độ vận động giúp triệu chứng đau có thể được cải thiện tương đối tốt còn mức độ vận động thì có cải thiện nhưng không thể đạt mức 100% như trước khi chấn thương.
Với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, khả năng phục hồi lại vị trí tổn thương tương đối dễ dàng mà ít ảnh hưởng đến các cấu trúc giải phẫu lân cận đồng thời giúp bệnh nhân mau hồi phục và tại vị trí mổ thẩm mỹ hơn phương pháp thông thường.
Sau mổ khoảng 2 tháng, bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động sinh hoạt thông thường nhưng không thực hiện các động tác nhanh mạnh hoặc mang xách nặng, bệnh nhân cần tập vận động để duy trì biên độ vận động của khớp vai và tránh teo các cơ quanh vai.
3. Một số lưu ý sau khi bị tổn thương sụn viền khớp vai
- Nên nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương vai càng sớm càng tốt tránh làm tăng chấn thương cũng như không nên vận động trong 72 giờ đầu sau khi bị chấn thương vai bởi sẽ làm chấn thương trở nên trầm trọng hơn.
- Chườm đá có thể giúp giảm đau, giảm co thắt, sưng nề nên mỗi lần chườm 20 – 30 phút, cách nhau 2 – 3 giờ tuy nhiên không nên chườm quá 2 lần một ngày vì có thể làm tổn thương các vùng bên cạnh nếu bị lạm dụng.
- Nên dùng băng ép (tốt nhất nên dùng băng thun) để băng tại vị trí tổn thương đồng thời bạn nên băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn giúp giảm phù nề đồng thời kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề.
- Không nên đắp cồn hoặc rượu bởi chúng làm tăng phù nề và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục hoặc xoa bóp chỗ tổn thương bởi sẽ làm tăng sưng, phù nề, làm chấn thương nặng hơn.
Sau khi thực hiện, sơ cứu ban đầu nên cần đưa người bị thương đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chăm sóc chấn thương, nhận đính đúng mức độ chấn thương từ đó có phác đồ điều trị giúp vai nhanh phục hồi.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt