Những điều cần biết về thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mạn tính, chưa có thuốc đặc trị tận gốc và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng và dấu hiệu nhận biết?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây cảm giác đau đớn, hạn chế vận động, người bệnh bị biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm nào. Tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống đi kèm những thay đổi ở phần xương dưới sụn hay màng hoạt dịch.

Ở Việt Nam, 60% người trên 40 tuổi bị thoái hóa cột sống, trong đó tỷ lệ ở nữ cao hơn (62%), 44% trong số đó bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Tùy thuộc vào tình trạng thoái hóa mà bệnh nhân có thể có các biểu hiện như:

– Đau vùng thắt lưng tăng dần, cúi người xuống rất khó khăn, khi đang ngồi không thể ngay lập tức đứng lên.

– Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, khả năng vận động bị hạn chế, khó khăn khi đứng thẳng lưng.

– Các cơn đau có kèm theo hiện tượng cơ cạnh cột sống bị co cứng.

– Cứng cột sống vào buổi sáng, có tiếng lục khục khi cử động

Bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở những đối tượng ngồi nhiều, ít vận động như dân văn phòng và đang có xu hướng trẻ hóa dần.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

– Tuổi tác: đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Các tế bào sụn ở cột sống có khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào sụn bị giảm dần theo thời gian cho đến khi hết hẳn, sụn cũng kém chất lượng dần, khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm theo tuổi. Do phải chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp và phần xương dưới sụn, đĩa đệm mất tính đàn hồi, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo ra những triệu chứng và biến chứng thoái hóa cột sống.

– Chấn thương: sau chấn thương cột sống bị biến dạng, chức năng và cấu trúc cột sống không được đảm bảo như ban đầu.

– Dị tật bẩm sinh: vẹo, gù làm lực nén lên bề mặt đĩa đệm cột sống tăng lên, đẩy nhanh tiến triển thoái hóa cột sống.

– Tăng cân, béo phì: cột sống thắt lưng phải chịu lực lớn trong suốt thời gian dài gây thoái hóa cột sống trong đó có cột sống thắt lưng.

– Di truyền: gia đình có tiền sử mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy cơ thoái hóa cột sống sớm hơn.

– Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương

– Bệnh Gout

3. Phương pháp điều trị

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc thoái hóa cột sống thắt lưng mà chỉ có thể điều trị phục hồi chức năng kết hợp phòng tránh bằng cách hạn chế tác động mạnh bên ngoài vào vùng cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng.

Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chườm nóng, xoa bóp, vận động nhẹ vùng cột sống thắt lưng, nghỉ ngơi khi thấy đau nhức, sử dụng nạng hoặc gậy hỗ trợ đi lại nhằm giảm lực tác động lên cột sống.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng và cần thiết cho quá trình tái tạo xương khớp. Bột đạm thủy phân chứa mô sụn của các loài sinh vật biển rất hữu ích trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tái tạo mô sụn, khớp và được các chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa cột sống.

4. Phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng

– Không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách, luôn ngồi thẳng lưng và đi đứng thẳng người, không giữ một tư thế quá lâu.

– Hạn chế động tác mạnh và đột ngột như xách, đẩy, mang vác, nâng.

– Chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng.

– Ăn nhiều rau tươi, trái cây và các loại hải sản giàu canxi như cá, tôm, cua

– Sử dụng một số thực phẩm chức năng chứa bột đạm thủy phân hỗ trợ tái tạo sụn, xương dưới sụn và tăng tiết dịch khớp.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7