Những thông tin cần biết về căn bệnh thoái hóa đĩa đệm

Con người chúng ta khi về già thì phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm khớp… Trong đó, thoái hóa đĩa đệm là căn bệnh về xương khớp thường gặp nhất. Vậy thoái hóa đĩa đệm là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh như thế nào? Tất cả đáp án của những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh thoái hóa đĩa đệm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe, vận động và sinh hoạt của bệnh nhân.

Thoái hóa đĩa đệm là bệnh gì?

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống của cơ thể và nó cho phép con người có thể thực hiện các động tác gập người, vặn mình. Ngoài ra, nó còn có vai trò như một tấm đệm có nhiệm vụ làm giảm xóc giữa các xương của cột sống và ngăn chặn các lực tác động từ bên ngoài và giữ cho vùng lưng, cổ luôn dẻo dai.

Hình ảnh thoái hóa đĩa đệm

Trên thực tế thì thoái hóa đĩa đệm không phải là một căn bệnh mà nó là triệu chứng các đĩa đệm dần dần bị hao mòn theo thời gian. Lúc này, các đĩa đệm trào ra ngoài vỏ sụn, lệch khỏi vị trí chèn đệm giữa các đốt xương sống. Từ đó mà các chức năng hoạt động, hỗ trợ cột sống đã bị suy giảm và dẫn đến những triệu chứng như đau lưng và lan ra các bộ phận khác.

Các loại bệnh thoái hóa đĩa đệm

Dựa vào vị trí xuất hiện mà thoái hóa đĩa đệm thường được chia thành 2 loại bệnh đó là thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ và thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng. Trong đó, người bị bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ thường có triệu chứng là đau ở vùng cổ, vai, gáy với các cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện động tác cúi, gập cổ.

Còn người bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có 3 dấu hiệu lâm sàng gồm: 

  • Đau thắt lưng cấp: Là dạng bệnh khiến chúng ta cảm thấy đau nhức khi cơ thể hoạt động quá mức, đổi tư thế đột ngột hoặc khi hắt hơi, ho, rặn. Cơn đau sẽ giảm dần sau 1 – 2 tuần rồi tái phát lại.
  • Đau thắt lưng mạn tính: Bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, đau kéo dài khi thời tiết thay đổi hoặc khi vận động mạnh. Khi người bệnh nghỉ ngơi và để cột sống nằm yên thì cơn đau sẽ giảm dần.
  • Đau thắt lưng hông: Nguyên nhân gây ra bệnh là do thành phần của đĩa đệm bị thoái hóa và có dấu hiệu thoát vị khiến cho rễ thần kinh bị chèn ép gây ra tình trạng dây thần kinh hông to ra ở một hoặc hai bên. 
Thoái hóa đĩa đệm gây đau

Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đĩa đệm như: 

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao thì các bộ phận trên cơ thể con người, bao gồm cả đĩa đệm sẽ đều bị lão hóa, suy giảm khả năng hoạt động nên sẽ gây nên bệnh thoái hóa đĩa đệm.
  • Bệnh lý: Những người bị mắc các bệnh như viêm khớp, loãng xương khớp cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm rất cao.
  • Đĩa đệm khô: Thông thường, đĩa đệm khỏe mạnh sẽ chứa khoảng 90% là nước. Nhưng ở những người bị đĩa đệm khô, lượng nước ít và ngày một giảm dần sẽ làm chúng bị co rút lại, mất đi tính đàn hồi và gây nên tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
  • Chấn thương: Nếu như bạn bị va chạm trong quá trình chơi thể thao, làm việc nặng nhọc hoặc thường xuyên thực hiện các động tác sai tư thế thì sẽ dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa gây đau nhức cho cơ thể.
  • Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý: Việc không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cơ thể không được nghỉ ngơi sẽ khiến đĩa đệm dễ bị lão hóa, thoái hóa.

Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm chính là nó gây nên cảm giác đau đớn, nhức mỏi cho bệnh nhân qua từng giai đoạn như sau: 

Trong giai đoạn đầu của bệnh:

  • Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhẹ ở vùng lưng với tần suất không thường xuyên nên nhiều người sẽ bị nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác.
  • Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc ngồi hay cử động vì đĩa đệm thoái hóa khiến vùng thắt lưng phải gánh chịu nhiều áp lực.
  • Ngoài ra, khi đứng hay ngồi ở một tư thế trong thời gian dài thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức.

Trong giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Các cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ, kéo dài từ vùng thắt lưng rồi lan xuống bộ phận mông đùi, chân kèm theo biển hiện co cứng cơ cột sống. Cơn đau của người bệnh có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày rồi thuyên giảm. Các cơn đau này còn có thể xuất hiện đột ngột, tăng lên khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao.
  • Nếu như người bệnh bị thoái hóa đốt sống lưng thì sẽ khó có thể thực hiện được các động tác như ưỡn lương hoặc cúi xuống thấp.
  • Còn với người bị thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ thì sẽ cảm thấy đau nhiều ở vùng gáy sau đó cơn đau sẽ lan rộng đến bả vai, tê dọc cánh tay và bàn tay.
Bệnh thoái hóa đĩa đệm lưng.

Thoái hóa đĩa đệm có nguy hiểm không?

Tuy rằng bệnh thoái hóa đĩa đệm không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó sẽ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

  • Rối loạn cảm giác: Bệnh thoái hóa đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh ở trên cột sống. Những dây thần kinh này có vai trò điều khiển cảm giác của cơ thể với các tác nhân của môi trường. Nếu dây thần kinh cảm giác bị tổn thương thì sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác nóng lạnh bất thường hoặc tê bì không cử động được tay, chân.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Khi bị thoái hóa đĩa đệm thì xương ở vùng cột sống bệnh nhân sẽ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu khiến các dây thần kinh ở thắt lưng bị chèn ép gây nên hiện tượng rối loạn cơ tròn. Đây là bộ phận điều chỉnh hoạt động đại tiểu tiện nên khi loạn cơ thì nó sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân không thể tự chủ trong việc đại tiểu tiện được.
  • Teo cơ, gây liệt, tàn phế: Không chỉ dẫn đến tổn thương vùng cột sống mà bệnh thoái hóa đĩa đệm còn gây chèn ép khiến cho máu không lưu thông đến các cơ. Tình trạng này nếu như để lâu dài mà không có biện pháp điều trị triệt để thì sẽ làm cho cơ thiếu dinh dưỡng và bị teo cơ, mất khả năng hoạt động. Khi mất hoàn toàn khả năng vận động thì bệnh nhân chỉ có thể nằm 1 chỗ không thể sinh hoạt và làm việc như người bình thường được nữa.

Thoái hóa đĩa đệm là một căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nên các bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ nhất về căn bệnh này. Nhờ đó mà sẽ giúp cho chúng ta có thể phòng ngừa hoặc sớm phát hiện được bệnh để nhanh đi thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7