Những thông tin tổng quan về bệnh thoái hóa khớp tay

Trên cơ thể chúng ta, khớp tay là vùng bộ phận quan trọng để thực hiện các hoạt động hằng ngày như làm việc, ghi chép… Với cường độ, tần suất vận động cao và thường xuyên như vậy nên sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thoái hóa khớp tay. Vậy thoái hóa khớp tay là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào và có cách chữa trị hay không? Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả các vấn đề trên.

thoai-hoa-khop-tay_1
Thoái hóa khớp tay gây đau đớn cho người bệnh

Thoái hóa khớp tay là gì?

Thoái hóa khớp tay là tình trạng sụn khớp ở khuỷu tay, cổ tay và ngón tay đã bị bào mòn và thoái hóa qua thời gian. Khi sụn khớp bị bào mòn, hư tổn thì đầu xương sẽ bị va chạm, cọ xát vào nhau ngay và có thể bị khiến cho khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời, phần xương mới vẫn tăng trưởng khiến cho tình trạng sưng viêm ngày càng nghiêm trọng và có khả năng khiến cho bàn tay người bệnh bị biến dạng.

Khi bị thoái hóa khớp tay thì người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng khớp này. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ càng nặng hơn và khiến cho tay bị cứng, mất khả năng vận động.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp tay

Theo các bác sĩ thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh thoái hóa khớp tay, bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa diễn ra càng nhanh nên nó được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp tay. 
  • Chấn thương: Nếu như vùng khớp tay của bạn bị chấn thương trong quá trình làm việc, hoạt động, chơi thể thao… thì rất có nguy cơ bị thoái hóa nếu như không được điều trị triệt để.
  • Tay phải làm việc với cường độ lớn: Khi vùng khớp tay phải thường xuyên làm việc nặng nhọc như khuân vác, bốc xếp… lâu ngày thì nguy cơ bị thoái hóa tương đối lớn khi có tuổi. 
  • Chế độ ăn uống: Nếu chế độ ăn uống của bạn không khoa học, không cung cấp đầy dưỡng chất, đặc biệt là thiếu canxi thì rất dễ bị thoái hóa khớp tay. Vì canxi là hoạt chất quan trọng có ảnh hướng tới độ chắc chắn của xương và sụn và hạn chế sự thoái hóa tối ưu.
  • Bệnh lý: Với những người mắc những bệnh lý như: viêm khớp, bệnh gút, các loại bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường… cũng sẽ có nguy cơ bị mắc thoái hóa khớp tay.
  • Dị tật bẩm sinh: Theo các chuyên gia, những trẻ bị dị tật bẩm sinh ở tay cũng sẽ dễ bị bệnh này do vùng khớp hoạt động khác với người bình thường. 
Tỷ lệ thoái hóa khớp tay ngày càng tăng cao ở người trẻ

Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp tay

Khi bị thoái hóa khớp tay thì biểu hiện rõ rệt và cụ thể nhất của người bệnh là xuất hiện triệu chứng đau nhức ở vùng khớp này cùng một số triệu chứng sau:

  • Trong thời gian đầu khi bệnh mới hình thành thì tình trạng đau nhức của khớp còn khá nhẹ với tần suất ít. Nhưng khi tình trạng bệnh ngày càng nặng thì cảm giác đau nhức và tần suất cũng tăng thêm. Nhất là khi người bệnh vận động vùng tay, vai thì cảm giác đau sẽ càng đau dữ dội hơn.
  • Không chỉ xuất hiện cảm giác đau đớn mà người bệnh còn cảm thấy các khớp bị cứng dần. Triệu chứng này xuất hiện rõ nhất vào thời điểm sáng sớm ngủ dậy hoặc sau thời gian dài không vận động khớp tay. Lúc này người bệnh phải xoa bóp các khớp thì mới có thể vận động bình thường.
  • Ngoài ra, khi bị thoái hóa khớp tay thường sẽ có phần khuỷu tay, cổ tay hoặc các ngón tay bị sưng to hơn bình thường.
  • Đặc biệt, mỗi khi các bạn hoạt động tay thì có thể nghe được những âm thanh lục cục xuất hiện vùng khớp bị đau.
  • Khi tình trạng thoái hóa khớp tay trở nặng hơn thì các cơ ở tay sẽ bị teo và bị mất dần chức năng lại. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị đau nhức, không muốn vận động khiến cho máu huyết lưu thông đến tay bị cản trở dẫn đến tình trạng trên.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp tay

Khi bị thoái hóa khớp tay thì người bệnh cần nên đi thăm khám và điều trị sớm để có thể nhanh chóng khỏi bệnh, trở lại cuộc sống làm việc, học tập bình thường.

Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp tay

Để chẩn đoán tình trạng bệnh thoái hóa khớp tay thì các bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân và có thể chỉ định thực hiện các biện pháp khám như sau: 

  • Chụp X-Quang: Là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong khám bệnh về xương khớp hay các chấn thương. Dựa vào hình ảnh phim chụp thì bác sĩ có thể thấy được tình trạng đau nhức ở vùng tay của bệnh nhân chính xác là thoái hóa khớp hay do vấn đề khác.
  • Chụp MRI: Là phương pháp có thể giúp xác định tình trạng của gân, dây chằng và phần dịch nhầy trong khớp.
  • Phân tích dịch khớp: Là phương pháp dùng kim để lấy dịch từ khớp tay bị ảnh hưởng để xét nghiệm nhằm kiểm tra tình trạng bệnh là do thoái hóa hay do viêm nhiễm hoặc bị gút.
Chẩn đoán lâm sàng thoái hóa khớp tay

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp tay

Sau khi chẩn đoán được chính xác bệnh nhân có bị thoái hóa khớp tay hay không thì tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như:

  • Dùng thuốc Tây Y: Phương pháp này nhằm thường có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống sưng và thường được chỉ định khi bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý chỉ uống thuốc theo hướng dẫn và đơn thuốc đã kê của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về uống sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể.
  • Dùng các bài thuốc dân gian: Với một số bệnh nhân thì họ sẽ lựa chọn các loại thuốc dân gian từ những nguyên liệu thiên nhiên như: lá lốt, ngải cứu… để chữa bệnh thoái hóa khớp tay. Nhưng phương pháp này thường có hiệu quả khá chậm và chỉ có tác dụng khi bệnh mới hình thành. 
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu chủ yếu giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và đồng thời còn giúp ngăn ngừa nguy cơ teo cơ, xơ cứng của khớp. Khi tập vật lý trị liệu thì các bạn cần phải có người hướng dẫn để tập đúng kỹ thuật. Tránh việc tập sai sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm. 
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh thoái hóa khớp tay đã trầm trọng thì phương án điều trị tốt nhất là nên phẫu thuật. Lý do mà biện pháp này thường được áp dụng sau cùng là vì chúng có nhiều rủi ro và sau phẫu thuật thì khớp thường bị yếu đi, không còn như ban đầu mặc dù bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Khi bị thoái hóa khớp tay thì người bệnh sẽ gặp phải cảm giác đau nhức thường xuyên, làm hạn chế tới các hoạt động thường nhật, khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Vậy nên việc nắm bắt được những thông tin quan trọng về nguyên nhân, dấu hiệu của căn bệnh này sẽ giúp các bạn cẩn thận hơn trong việc bảo vệ vùng xương khớp tay và sức khỏe cơ thể của mình luôn ở trạng thái tốt nhất.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7